Thỉnh thoảng bạn nhận thấy một số vết bầm tím ở chân. Vậy những vết bầm tím chân xuất hiện không rõ nguyên nhân này cảnh báo điều gì? Có cần phải lo lắng không? Làm sao để loại bỏ đi những vết bầm tím này? Hãy cùng Khoedep.me tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Mục lục
Vết bầm tím xuất hiện trên da
Vết bầm tím trên da xuất hiện là do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan trong cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương, do bị suy yếu khiến cho hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm tím, vàng và xanh dương. Những vết bầm tím này còn được gọi là tình trạng xuất huyết trên da.
Thông thường, vết bầm tím xuất hiện nhiều ở chân, sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nguy hiểm. Bởi khi mặc một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, rối loạn máu, thiếu vitamin,… cũng gây ra các vết bầm tím chân.

Nguyên nhân gây nên vết bầm tím chân và trên da
Vết bầm tím chân, hoặc ở một số vị trí khác có thể xảy ra do va đập, té ngã hoặc xuất hiện khi tập thể dục cường độ mạnh. Hoặc việc sử dụng thuốc kháng đông máu cũng có thể xuất hiện nhiều các vết bầm tím dưới da. Với các vết bầm tím có nguyên nhân cụ thể là điều bình thường, không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều người trên da thường xuất hiện các vết bầm tím, nhất là ở những vùng da mỏng như vùng đùi, bắp tay mà không rõ nguyên nhân. Họ không va đập, cũng không vận động mạnh và không dùng thuốc, thậm chí sau một ngủ dậy thì thấy sự xuất hiện của các vết tím.
Những vết bầm tím dưới da “bí ẩn” này có thể là biểu hiện của việc mọi người đã mắc các căn bệnh như thiếu máu, rối loạn máu, bệnh tiểu đường… Nhiều khi nó còn là triệu chứng của 1 số căn bệnh nguy hiểm như ung thư máu, ung thư tủy di căn nên mọi người không được chủ quan nhé!

(Vết bầm tím chân cảnh báo một số bệnh nguy hiểm)
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Chân Cảnh Báo Điều Gì?
1. Các vết bầm tím chân cảnh báo điều gì?
Các vết bầm tím chân xuất hiện nhiều và lâu khỏi, là lời cảnh báo của một số căn bệnh như:
2. Bị bệnh tiểu đường
Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím chân mà không phải do va đập, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh tiểu đường.
3. Rối loạn máu
Những vết bầm tím chân hoặc xuất hiện tại một số vùng da khác trên cơ thể không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu hoặc các rối loạn đông máu khác. Do vậy, mọi người nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu các vết bầm tím xuất hiện một cách bất thường, dày đặc, không rõ nguyên nhân.
4. Bệnh ban xuất huyết
Máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ trên cơ thể. Bệnh có thể kèm theo triệu chứng ngứa ở những trường hợp nặng.
(Bệnh ban xuất huyết)
5. Thiếu vitamin
Vitamin C là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe, nhất là trong việc chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị nứt vỡ, kết quả gây ra các vết bầm tím.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu, thiếu hụt vitamin K làm giảm đông máu, thiếu hụt vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng, dễ sinh ra các vết bầm tím chân thường xuyên.
6. Mất cân bằng nội tiết
Thiếu estrogen là nguyên nhân làm suy yếu các mạch máu và khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn. Theo các chuyên gia, sự mất cân bằng hormone (nội tiết tố) trên có thể là do chị em đang trong thời kỳ mãn kinh, đang mang thai…
Kết luận:
Khi thấy các vết bầm tím chân xuất hiện và không có dấu hiệu thuyên giảm, mọi người cần đi khám sức khỏe ngay lập tức nhé! Ngoài ra, hãy luôn để ý đến những dấu hiệu mà cơ thể cảnh báo để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh có hiệu quả.