Bệnh mất trí nhớ không phải là 1 bệnh, mà là 1 hội chứng với các triệu chứng tương tự như 1 số bệnh về não bộ. Vậy chúng ta hãy cùng Khoedep.me tìm hiểu rõ về bệnh mật trí nhớ, các nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ trong bài viết sau đây nhé!

Mục lục
Bệnh mất trí nhớ
Bệnh mất trí nhớ (các hội chứng mất trí nhớ) đang ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa dần. Hiện tượng này gây suy giảm các chức năng của vỏ não như sụt giảm về tư duy, sụt giảm trí nhớ, nhận thức, khả năng phán đoán, năng lực ngôn ngữ kém. Những thay đổi này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và gần như khó hồi phục, làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới trí tuệ cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Dựa trên các dấu hiệu và hậu quả gây ra cho người bệnh mà bệnh mất trí nhớ sẽ được chia thành các dạng khác nhau. Ví dụ như: mất trí nhớ tạm thời, mất trí nhớ người già, mất trí nhớ sau sinh (hơn 90% phụ nữ sau khi sinh gặp phải tình trạng này),…
>>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Chế Độ Ăn Uống Khoa Học, Lành Mạnh
Trong đó, tình trạng mất trí nhớ tạm thời (mất trí ngắn hạn) thường xảy ra đột ngột khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhớ lại những sự việc, sự kiện mới diễn ra, không nhớ được rằng mình đang ở đâu?…

Nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ, nổi bật như:
- Bệnh Alzheimer
- Đột quỵ nhiều lần.
- Uống nhiều rượu.
- Chấn thương đầu.
- Các khối u não.
- Bệnh Parkinson.
- Nhiễm trùng như viêm màng não, bị AIDS và một số loại vi-rút.
- Suy dinh dưỡng.
- Thiếu ngủ và bị trầm cảm.
- Do tuổi tác cũng như sự tấn công của các gốc tự do.
Trong các nguyên nhân trên, 2 nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh mất trí nhớ hiện nay là Alzheimer và đột quỵ nhiều lần.

Các bệnh mất trí nhớ phổ biến, thường gặp hiện nay
1. Bệnh Alzheimer
Đây là căn bệnh mất trí nhớ chiếm tỷ lệ rất cao, có đến khoảng 60 – 80% trường hợp bị mất trí nhớ do Alzheimer. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường rất nhẹ nhưng sau vài năm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện đặc trưng như:
- Khó đưa ra ý kiến và nhận định.
- Gặp vấn đề về khả năng viết hoặc nói.
- Khi được hỏi về những sự kiện xảy ra trong quá khứ hoặc liên quan tới thời gian (ngày/tháng/năm) thì hay cảm thấy bối rối, trí nhớ mù mờ.
- Thường xuyên làm rơi mất đồ nhưng không thể tìm lại.
- Tính cách và tâm trạng bị thay đổi.

2. Sa sút trí tuệ trán – thái dương (FTD)
Bệnh FTD là hệ quả của sự tổn thương của các tế bào vùng não, cụ thể là ở thùy trán thái dương vốn đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc, cử động và lời nói, kiểm soát kỹ năng phán đoán và lập kế hoạch.
Các biểu hiện:
- Đột ngột mất kiểm soát đối với các tình huống cá nhân và xã hội trong cuộc sống.
- Tính cách, hành vi có sự thay đổi rõ rệt.
- Khó khăn khi giao tiếp; nghĩ mãi không ra được từ định nói.
- Cử động mất thăng bằng, run rẩy tay chân, co thắt cơ bắp không có chủ đích (giống chuột rút).
3. Sa sút trí tuệ não mạch
Sa sút trí tuệ não mạch là tình trạng các mạch máu trong não bộ bị hư hại, gây suy giảm nhận thức. Tình trạng này có thể là do 1 lần đột quỵ nặng gây ra hoặc nhiều lần đột quỵ “thầm lặng” xảy ra theo thời gian mà chính người bệnh cũng không hề biết.
Khác với bệnh Alzheimer là người bệnh thường có biểu hiện mất trí nhớ ngay từ đầu, thì bệnh sa sút trí tuệ não mạch sẽ khởi đầu với triệu chứng là khó đưa ra quyết định, khó khăn trong việc tổ chức, lập kế hoạch, khả năng phán đoán kém. Ngoài ra còn đi kèm với những triệu chứng khác:
- Khó diễn đạt những suy nghĩ của bản thân và chậm hiểu.
- Cảm xúc, tâm trạng dễ bị thay đổi.
- Gặp vấn đề về ghi nhớ.
- Hay bị ngã và gặp khó khăn khi đi bộ.
- Những âm thanh và địa điểm quen thuộc dần dần cảm thấy xa lạ, không còn quen thuộc.

4. Mất trí nhớ dạng Lewy (DLB)
Sở dĩ có tên gọi Lewy là vì được đặt tên theo tên của nhà khoa học đã phát hiện ra sự phát triển bất bình thường của các tảng protein siêu nhỏ trong các tế bào thần kinh ở não, khiến người bệnh gắp các triệu chứng:
- Kém minh mẫn.
- Khó tập trung, khó đưa ra quyết định.
- Đôi khi gặp ảo giác.
- Thỉnh thoảng ngây ra người hoặc nhìn vô định vào khoảng không.
- Hay buồn ngủ trong ngày.
- Khả năng điều khiển vận động suy giảm (như đi bộ, nói chuyện, đá chân).
- Gặp khó khăn trong cử động, chậm chạp, tây chân run rẩy…
5. Bệnh Creutzfeldt-Jakob (nhũn não hoặc bò điên)
Thể bệnh mất trí nhớ này gây biến đổi hình dạng, cấu trúc của các protein khỏe mạnh trong não. Hậu quả gây ra là khiến cho bệnh nhân đột nhiên bị mất trí nhớ và ngày càng gia tăng mức độ nghiêm trọng.
Biểu hiện như:
- Khó đi.
- Các cơ bị bóp thắt và bị co giật.
- Phiền muộn, lo âu.
- Hay bị nhầm lẫn.
- Đưa ra nhận định không phù hợp.
- Cảm xúc thay đổi một cách nhanh chóng.
- Rối loạn giấc ngủ.
Một số bệnh mất trí nhớ phổ biến khác như: Bệnh Parkinson; Bệnh Huntington (múa giật); Hội chứng Korsakoff; Giãn não thất áp lực bình thường;…..
Kết luận:
Trên đây là những thông tin về bệnh mất trí nhớ mà Khoedep.me muốn chia sẻ đến mọi người. Để có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ mọi người cần thiết lập cho mình chế độ sinh hoạt khoa học, vận động thường xuyên; xây dựng chế độ ăn uống đủ chất; ngủ đủ giấc; cần bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi, tránh tình trạng stress, căng thẳng kéo dài… Hãy tiếp tục theo dõi Khoedep.me trong các bài viết tiếp theo để có thêm nhiều kiến thức làm đẹp, chăm sóc sức khỏe khác nhé!
>>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: 10+ Triệu Chứng Bệnh Thận Bạn Cần Biết