Bệnh thấp khớp nếu không được điều trị sớm và đúng cách, người bệnh không chỉ phải chịu những cơn đau nhức triền miên, đi đứng gặp khó khăn mà còn có thể gây nguy cơ tàn phế. Vậy bệnh thấp khớp là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp. Triệu chứng và cách điều trị bệnh thấp khớp ra sao? Cùng Khoedep.me tìm hiểu ngay và luôn trong bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!

Hình 1: Bệnh thấp khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Mục lục
Bệnh thấp khớp
Bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn), hiểu đơn giản là tình trạng bệnh có liên quan đến cơ, xương và khớp. Nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các tổn thương đa hệ khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp khớp, các nguyên nhân nổi bật được nhắc đến đó chính là:
- Do thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp hơn người thường.
- Do tuổi tác: Có khoảng 1/2 số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp, trong khi chỉ có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này.
- Do di truyền: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng gần bị bệnh đau thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây thiếu chất, gây béo phì, thừa cân. Vì vậy cần có chế độ tập luyện và ăn uống điều độ. Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, nghiện chất kích thích, thiếu chất chống oxy hóa cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Do nghề nghiệp, tư thế làm việc không đúng: Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh về xương khớp đang chiếm tỷ lệ 20%, chủ yếu là dân công sở, nhóm đối tượng này làm việc trong nhiều giờ khiến cơ bắp bị co cứng, tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là khớp cổ và sống lưng. Thêm nữa, việc ngồi sai tư thế khi làm việc còn làm tăng nguy cơ khiến cho cột sống, khớp cổ, khớp vai, mắc thoái hóa khớp và viêm khớp.
- Do hút thuốc lá: Theo thống kê, đối tượng hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh thấp khớp cao gấp 30% người thường.
Triệu chứng của bệnh thấp khớp
Triệu chứng bệnh thấp khớp là thường rõ và diễn biến nặng hơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, các khớp ở tay và chân bị co cứng gây đau nhức. Tình trạng này kéo dài từ 1-2 tiếng sau đó người bệnh mới có thể cử động trở lại. Khớp yếu, chỗ đau bị sưng, khi cố sức cử động để làm việc sẽ càng cảm thấy đau hơn.
Các triệu chứng khác như khớp trở nên tế cứng và bị biến dạng; Mệt mỏi, sốt và sụt cân; Ăn không ngon miệng;…

Thấp khớp có nguy hiểm không?
Bệnh thấp khớp không đơn thuần chỉ là những cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên tại các khớp. Hơn thế nữa, bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng hầu hết đến các bộ phận của cơ thể như cơ bắp, mắt, tim, phổi…
Bệnh thấp khớp nếu không được điều trị kịp thời, từ sớm có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác bao gồm:
- Loãng xương.
- Khô mắt và miệng.
- Nhiễm trùng.
- Tăng cân.
- Mắc các bệnh về tim mạch và phổi cao.
- Ung thư hạch.
Do vậy, khi xuất hiện cơn đau nhức khớp bất thường xảy ra, cùng các triệu chứng đã nêu ở phần trên, các bạn đừng chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe “xuống dốc”.
Cách điều trị bệnh thấp khớp
1. Điều trị bằng thuốc
Sau các chẩn đoán bằng hình ảnh và xét nghiệm máu, tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ chuyên môn sẽ kê toa dùng thuốc. Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh thấp khớp phổ biến là:
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid.
- Nhóm thuốc điều trị tác dụng chậm như Hydroxychloroquine (Plaquenil), DMARDs, Leflunomide (Arava) và Sulfasalazine (Azulfidine)…
2. Điều trị không dùng thuốc
Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân bị thấp khớp kết hợp nhiều phương pháp điều trị, trong đó có vật lý trị liệu. Các bài tập luyện được sắp xếp phù hợp với từng mức độ của người bệnh. Ngoài ra, để giúp tránh căng thẳng, bác sĩ có thể cho bệnh nhân tập luyện cùng với các thiết bị hỗ trợ khác nhau, giúp người bệnh giảm các cơn đau và nhanh phục hồi.
3. Điều trị bằng phẫu thuật
Trường hợp sử dụng thuốc và các biện pháp vật lý trị liệu không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tới phương pháp phẫu thuật để tránh tổn thương lây lan sang các bộ phận khác. Phẫu thuật bệnh thấp khớp bao gồm 1 hoặc nhiều thủ tục sau:
- Giải phẫu.
- Sửa chữa gân.
- Hợp nhất khớp.
- Thay khớp toàn bộ.
Kết luận:
Trên đây là các thông tin về bệnh thấp khớp mà Khoedep.me đã tổng hợp và chia sẻ đến mọi người, mong rằng sẽ hữu ích. Để tìm hiểu thêm các loại bệnh khác như bệnh đau dạ dày, bệnh huyết áp, bệnh đái tháo đường,… Mọi người hãy tìm đọc trong các bài viết khác nhé!
>>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng Giá Các Sản Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe Và Sắc Đẹp