Bệnh trào ngược dạ dày là một trong những bệnh rất dễ gặp phải, tuy nó không đe dọa đến tính mạng nhưng lại dễ gây ra nhiều biến chứng. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược là gì? Có những dấu hiệu nhận biết nào? Đâu là cách chữa trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng Khoedep.me tìm hiểu qua các thông tin dưới đây nhé!

Mục lục
Bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) là căn bệnh về tiêu hóa, khi đó axit trong dạ dày, dịch dạ dày hoặc mật thoát ra khỏi dạ dày và gây kích thích đến niêm mạc thực quản.
Lượng axit kích thích niêm mạc từ mức độ nhẹ đến nặng dần và tạo nên những cơn đau dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có thể dẫn đến ung thư.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có các triệu chứng rất rõ ràng, rất dễ phát hiện bệnh sớm nếu như để ý. Các triệu chứng cụ thể như:
- Miệng tiết nhiều nước bọt: Nếu axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên là tiết ra nhiều nước bọt để trung hòa bớt lượng axit trào lên,
- Thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng sau các bữa ăn, khi cúi gập người.
- Liên tục buồn nôn, nôn do lượng axit trào lên.
- Có vị đắng trong miệng, do lượng axit trào ngược lên có kèm theo dịch mật.
- Khó thở và tức ngực nhất là vào buổi tối.
- Các triệu chứng khác như khó nuốt, khàn giọng và ho.

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trào ngược dạ dày là do cơ thắt thực quản bị suy yếu, giãn ra bất thường khiến cho axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Ngoài ảnh hưởng do hoạt động của cơ thắt, một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như:
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, hay ăn đêm, ăn những thực phẩm có tính axit khi bụng đói, ăn những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chất béo. Hoặc đi ngủ ngay sau khi vừa ăn no.
- Ảnh hưởng của viêm loét dạ dày, tá tràng: Tạo điều kiện cho các chất dịch trong dạ dày, dịch mật trào ngược lên ống thực quản.
- Stress: Tâm lý căng thẳng, bất an, hay bị stress kéo dài dễ gây ra hiện tượng dạ dày trào ngược và làm cho bệnh kéo dài, khó dứt.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến các chất dễ dàng bị trào ngược hơn.
- Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị bệnh như: glucagon, thuốc chống trầm cảm, nitroglycerin, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,…

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày
Chữa trị bệnh trào ngược dạ dày bằng phương pháp dân gian
Một số bài thuốc dân gian được lưu truyền giúp chữa bệnh dạ dày được rất nhiều người quan tâm và áp dụng. Một số bài thuốc phổ biến như:
- Nghệ: Sử dụng tinh bột nghệ và mật ong để uống mỗi ngày với tần suất 2 lần và sáng tối.
- Nha đam: Sử dụng 200g thịt nha đam, rửa sạch nhớt và mang đi xay nhuyễn. Trộn với 500ml mật ong và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 2 thìa canh, 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Hạt đậu rồng: Đậu rồng có nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Người bệnh nên nhai từ 15-20 hạt đậu rồng trước bữa ăn sáng và tối khoảng 30 phút.
Việc áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trào ngược dạ dày có giá thành rẻ, nguyên liệu sẵn có và dễ tìm kiếm, cách thực hiện cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với tình trạng bệnh mới chớm, nhẹ. Đối với các tình trạng nặng, tái phát nên đi tham khảo bác sĩ.

Chữa trị bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc tây
Khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, các bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kê đơn thuốc điều trị nhanh, hiệu quả. Dưới đây là những loại thuốc thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định:
- Gastosic: Có tác dụng giảm đau, chống viêm loét dạ dày, ức chế vi khuẩn HP và làm giảm trào ngược
- Gaviscon: Cải thiện tình trạng khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng và axít trào ngược
- Nexium: Ức chế quá trình bơm Proton, ngăn cản acid trào lên thực quản.
- Thuốc trào ngược dạ dày của Mỹ: Ez Maximum Strength, Pepto Bismol, Prilosec OTC,…
- Thuốc trào ngược dạ dày của Nhật: Sebuberu Eisai, Sucrate – A, Kyabeijin MMSC Kowa, Weisen U, Gaster 10…
Ngoài ra, những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, sau sinh và trẻ em sẽ có những loại thuốc điều trị riêng như:
- Thuốc cho bà bầu: muối Mg2, Amoxicillin, muối nhôm,…
- Thuốc cho trẻ em: Maalox, Mylanta, Alka Seltzer, Riopan, Rolaids…
Kết luận:
Trên đây là thông tin về nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày mà Khoedep.me muốn chia sẻ đến các bạn. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích, mọi người hãy tiếp tục theo dõi Khoedep.me trong các bài viết tiếp theo. Hoặc đặt ra câu hỏi để được Khoedep.me giải đáp nhé!