Bạn gặp phải tình trạng bụng phình to căng cứng khó thở thường xuyên, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần? Bạn muốn biết nguyên nhân ra ra tình trạng bụng phình to căng cứng và khó thở? Bạn muốn biết cách khắc phục hiệu quả, nhanh chóng? Hãy tham khảo ngay những lời tư vấn trong bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm >>>> Chế Độ Ăn Uống Khoa Học, Lành Mạnh

Mục lục
Nguyên nhân gây ra tình trạng bụng phình to căng cứng và khó thở
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng phình to căng cứng và khó thở. Sau đây là những nguyên nhân cụ thể:
1. Do chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn nhiều chất béo, gia vị, sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cafe, … Gây rối loạn vận động ống tiêu hóa. Ăn uống quá nhanh, không nhai kỹ, nuốt vội vàng. Loạn khuẩn có trong đường tiêu hóa làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ra tình trạng ứ đọng, lên men và sinh hơi.
2. Do rối loạn tiêu hóa, thức ăn xuống ruột chậm
Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường sẽ mất từ 3 – 5 giờ đồng hồ. Nếu quá thời gian này mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra triệu chứng chướng bụng thậm chí có nguy cơ tiêu chảy.
3. Do các bệnh lý về đường tiêu hóa
Khi sức khỏe có vấn đề gặp phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Mặc các bệnh về hẹp hang vị, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa chức năng,… Hay tắc ruột, bệnh Crohn, do nhiễm ký sinh trùng Giardia…cũng sẽ dẫn đến tình trạng bụng căng cứng và khó thở kéo dài và xuất hiện thường xuyên. Tham khảo khó thở phải làm sao?
4. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau kháng viêm. Hay sử dụng thuốc tránh thai, thuốc trị bệnh tiểu đường, huyết áp,… cũng sẽ gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
5. Một số nguyên nhân khác
Hay lo âu, thần kinh căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Gặp nhiều stress cũng có thể gây ra những triệu chứng bụng phình to căng cứng và khó thở.
Để có thể phòng tránh triệu chứng bụng đầy hơi, căng cứng mọi người cần thay đổi thói quen ăn uống. Tốt nhất là nên ăn đúng giờ, ăn chậm và nhai kỹ. Đồng thời chọn lọc thực phẩm lành mạnh để ăn. Duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học. Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, duy trì trạng thái tâm lý thoải mái, vui vẻ,….

Triệu chứng bụng phình to căng cứng và khó thở cảnh báo điều gì?
Trong cấu tạo cơ thể người, khoang bụng là bộ phận chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như gan, tim, dạ dày, thận,… Do đó, bất kì các biểu hiện nào bất thường nào xảy ra tại vùng khoang bụng cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý.
Do đó, mọi người tuyệt đối không lơ là chủ quan, bỏ qua tình trạng bụng phình to căng cứng và khó thở. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:
1. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những tình trạng bệnh lý tại vùng bụng phổ biến, rất nhiều người gặp phải hiện nay. Người bị rối loạn tiêu hóa bụng sẽ phình to, căng cứng. Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện kèm theo những cơn đau vùng bụng âm ỉ hoặc đau thành từng cơn 1 cách dữ dội. Kèm theo tình trạng nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, táo bón kéo dài nhiều ngày.
2. Viêm bàng quang
Đây là một dạng bệnh lý nhiễm trùng ở bộ phận đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập gây hại. Người mắc bệnh này sẽ có các triệu chứng như vùng bụng phình to, căng cứng. Bên cạnh đó còn kèm theo đi tiểu nhiều lần, tiểu đau rát, nước tiểu có màu đục thậm chí kèm máu. Sốt cao và ớn lạnh bất thường không rõ nguyên nhân.
3. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng bị viêm ở ruột thừa. Nguyên nhân có thể do lòng ruột thừa bị tắc nghẽn, tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa, nhiễm trùng ruột thừa. Người mắc bệnh viêm ruột thừa sẽ xuất hiện các cơn đau quanh vùng rốn, kèm theo tình trạng buồn nôn, bụng phình to và căng cứng bất thường.
Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến viêm ruột thừa hoại tử. Tình trạng nguy hiểm hơn là ruột thừa bị vỡ ra dẫn đến nhiễm khuẩn máu và tử vong.
Một số căn bệnh khác như: bệnh đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm ruột thừa, bệnh viêm tụy, xơ gan,…
Kết luận:
Trên đây là những thông tin về triệu chứng bụng phình to căng cứng khó thở mà Khoedep.me muốn chia sẻ với mọi người. Khi gặp phải triệu chứng này, các bạn hãy theo dõi và thăm khám bác sỹ ngay nhé!
Có thể bạn quan tâm >>>>>> Tác Hại Của Việc Ăn Khuya