Cách chữa tê tay khi ngủ hiệu quả ngay tại nhà

cách chữa tê tay khi ngủ
5/5 - (1 bình chọn)

Tê tay khi ngủ, đâu là nguyên nhân? Có những cách chữa tê tay khi ngủ hiệu quả nào? Hiện tượng tê tay khi ngủ có đang lo ngại, nó là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng Khoedep.me làm rõ thông qua các thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

cach chua te tay khi ngu1 - Cách chữa tê tay khi ngủ hiệu quả ngay tại nhà
Hình 1: Cách chữa tê tay khi ngủ hiệu quả ngay tại nhà

Mục lục

Tê tay, tê chân khi ngủ dậy

Bị tê tay, tê chân sau khi ngủ dậy là hiện tượng các ngón tay, các ngón chân hoặc cả bàn tay, bàn chân, cánh tay hay cẳng chân của mọi người bị tê cứng và khó cử động. Cơn tê có thể trở nặng thành cơn đau và lan đến các vùng lân cận như vai, gáy, cổ hoặc hông, đùi,…

>>>>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Chế Độ Ăn Uống Khoa Học, Lành Mạnh

Sau khi ngủ dậy, hiện tượng bị tê tay chân được chia làm 2 loại:

  • Do sinh lý: Đây là hiện tượng rất phổ biến có thể gặp phải khi cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài như ngồi lâu, đứng hoặc nằm. Khi đó, các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, gây nên tình trạng tê tay, tê chân, nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất khi mọi người cử động và mạch máu được lưu thông trở lại.
  • Do bệnh lý: Sau khi ngủ dậy bị tê tay, tê chân kèm theo một số triệu chứng khác có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Nếu không khắc phục, áp dụng cách chữa tê tay khi ngủ kịp thời, lâu ngày người bệnh sẽ bị mất cảm giác, không còn cảm nhận sự tê bì.
cach chua te tay khi ngu2 - Cách chữa tê tay khi ngủ hiệu quả ngay tại nhà
Hình 2: Triệu chứng tê tay khi ngủ 

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tê tay khi ngủ

Để có thể tìm kiếm và áp dụng cách chữa tê tay khi ngủ, cũng như phòng ngừa triệu chứng tê tay chân sau khi ngủ dậy, mọi người cần tìm hiểu rõ về các nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

  • Tư thế nằm ngủ bị sai, ngủ nghiêng sang hẳn một bên hoặc ngủ gối đầu lên tay có thể khiến bạn bị tê tay, chân khi ngủ dậy. 
  • Tình trạng liệt giấc ngủ: Chỉ các chi hoặc toàn bộ cơ thể nhận được tín hiệu của não bộ gửi về để làm ngăn cản các giấc mơ khi đang ngủ, khiến cho mọi người bị tê tay chân trong khi ngủ và kéo dài đến lúc thức dậy. 
  • Căng thẳng, thiếu ngủ tạo nên một áp lực lớn cho não bộ, khi này hoạt động của hệ thần kinh bị tê liệt và gây ra hiện tượng sau khi ngủ dậy bị tê tay, chân, thậm chí là run cả tay và chân. 
  • Chế độ ăn uống kém, thiếu hụt một số khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, … hoặc vitamin nhóm B, D…có thể gây ra tình trạng tê cứng tay, chân sau khi ngủ dậy.
  • Thừa cân, béo phì, ít vận động cũng ảnh hưởng rất lớn đến các chi và hệ xương khớp vì quá trình lưu thông mạch máu bị cản trở.
  • Do mắc phải một số bệnh lý như hội chứng, bệnh lý ống cổ tay; bị bệnh tiểu đường, xương khớp; mắc các bệnh tim mạch,…
  • Nguyên nhân khác: mắc phải một số bệnh lý như bị viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh tự miễn, khối u chèn ép hệ thần kinh; thường xuyên sử dụng bia, rượu hoặc bị chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bị tê chân tay sau khi ngủ dậy.
cach chua te tay khi ngu3 1 - Cách chữa tê tay khi ngủ hiệu quả ngay tại nhà
Hình 3: Ngủ sai tư thế gây ra hiện tượng tê tay khi ngủ dậy

Cách chữa tê tay khi ngủ hiệu quả ngay tại nhà

1. Massage

Sử dụng các loại tinh dầu như tinh dầu ô liu, dầu dừa và tiến hành massage nhẹ nhàng lên khu vực bị tê theo vòng tròn cho đến khi vùng bị tê nóng lên. Phương pháp cách chữa tê tay tại chỗ này giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, “đánh bay” triệu chứng tê bàn tay ngay tại thời điểm thực hiện.

2. Chườm nóng

Nhúng miếng vải vào nước nóng rồi chườm lên vùng bị tê trong 5 – 10 phút. Lặp lại cho đến mọi người cảm thấy khi hết tê. Mọi người cũng có thể sử dụng vòi nước ấm, miếng dán chuyên dụng hoặc dùng túi chườm nóng.

3. Thay đổi tư thế ngủ

Để cải thiện tình trạng tê tay khi ngủ, các bạn nên thay đổi tư thế ngủ của mình, tránh ngủ theo tư thế bào thai (cánh tay và khuỷu tay cong); tránh ngủ quấn chặt chăn; không gối tay khi ngủ, nếu nằm sấp để ngủ hãy để cánh tay ở hai bên cơ thể.

4. Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên tập thể dục đúng cách và hợp lý có thể tăng cường lưu lượng máu lưu thông khắp cơ thể, tăng sức mạnh cơ bắp và tránh tình trạng yếu cơ. Từ đó, hạn chế nguy cơ tê bì chân tay khi ngủ. Ngoài ra, mọi người có thể thực hiện các động tác kéo giãn, tăng cường sức mạnh và giữ đúng tư thế để ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

5. Sử dụng thuốc tác dụng tại chỗ

Có một số loại thuốc điều trị tại chỗ, như miếng dán Lidocain và kem capsaicin bôi lên da, có thể hỗ trợ mọi người cải thiện các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, bôi tinh dầu bạc hà tại chỗ, chẳng hạn như biofreeze cũng có thể hỗ trợ giảm đau và tê tay. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách chữa tê tay khi ngủ, Khoedep.me mong rằng sẽ hữu ích với mọi người. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin chữa bệnh khác, mọi người hãy tiếp tục theo dõi Khoedep.me trong các bài viết khác nhé!

>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng Giá Các Sản Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe Và Sắc Đẹp

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Facebook Messenger Chat Zalo