Khi bạn càng tìm cách ngủ nhanh và sâu, bạn càng lo lắng làm sao để dễ ngủ. Đôi khi bạn thường nằm trằn trọc mãi mới vào được giấc ngủ? Thế là đầu óc căng thẳng lại khiến càng khó ngủ. Khi không thể nghỉ ngơi đầu óc chỉ để tìm cách dễ ngủ hơn thì cơ thể bạn cũng vậy.
Từ người già đến người trẻ nhỏ, ai cũng có thể bị khó ngủ. Người bình thường cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày, thậm chí tốt nhất là phải ngủ trước 23 giờ.
Nếu bạn cứ trằn trọc mãi, nghĩ linh tinh, nhìn đồng hồ và phát hoảng vì muộn quá rồi lại càng lo lắng. Vậy chúng ta phải làm thế nào để ngủ đủ giấc?
Mục lục
Dưới đây là những cách giúp chúng ta nhanh chóng có được giấc ngủ ngon:

1. Tạo cho mình một không gian ngủ phù hợp
Một số thay đổi nhỏ trên giường cũng có thể làm bạn dễ ngủ hơn như:
- Thay ga trải giường mới chúng không làm ngứa ngáy.
- Một mẹo nhỏ nữa là bạn nên dùng gối sa-tanh thay vì cotton. Do chúng cho bạn cảm giác mát mịn, dễ chịu khi nằm ngủ.
- Nhiệt độ phòng để ngủ từ 26-28 độ C là tốt nhất.
- Phòng phải đảm bảo lưu thông không khí.
2. Tắt hết đèn để ngủ nhanh và sâu hơn
Ánh sáng có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táo của bạn. Việc hạn chế tiếp xúc với ánh sáng có thể dẫn đến sự gián đoạn nhịp sinh học gây khó ngủ và dẫn đến bạn không tỉnh táo.
Bóng tối hoàn toàn rất cần thiết, các hormon ngủ vì ánh sáng sẽ gây ức chế chúng cũng như tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất hormon cortisol, khiến bạn tỉnh táo khó mà đi vào giấc ngủ.
3. Hạn chế không dùng thiết bị điện tử
Hầu hết nhiều người trước khi đi ngủ đều lướt điện thoại để kiểm tra mạng xã hội hoặc để giải trí. Điện thoại, tivi và máy tính thu hút chúng ta, làm não thức giấc nên phải cảnh giác. Vì vậy, để dễ ngủ hơn, bạn cần để chiếc điện thoại sang một bên trước khi đi ngủ vì ánh sáng từ chúng làm chất lượng giấc ngủ giảm nặng. Nếu không tránh xa chúng sẽ làm cho tình trạng mất ngủ của bạn trầm trọng thêm.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tác Hại Của Việc Ngủ Không Đủ Giấc
4. Không nên nằm mãi trên giường
Nằm trên giường, thực sự khó chịu và bồn chồn làm não bạn tỉnh dần, dẫn đến việc khó ngủ hơn. Nếu không ngủ được sẽ rất có hại với sức khỏe, hãy dậy và làm việc khác như đọc sách. Khi thấy kiệt sức thì bạn sẽ lập tức muốn lên giường, lúc đó bạn có thể ngủ nhanh và sâu hơn.
5. Làm nhẹ bàng quang giúp ngủ nhanh và sâu hơn
Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ vì bạn sẽ phải dậy đi tiểu giữa đêm điều này làm gián đoạn giấc ngủ say. Hãy làm nhẹ bàng quang trước khi đi ngủ để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm.
6. Nói không với căng thẳng
Một cách quan trọng để ngủ ngon là:
- Bỏ những ý nghĩ lo âu ra khỏi tâm trí bạn.
- Tiếng mưa rơi và tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng.
- Nếu bạn là người hay lo lắng, tránh nghĩ về những điều xảy ra trong ngày.
- Nếu bạn thấy mình bị phân tâm quá nhiều, hãy chơi một giai điệu và thả hồn vào âm nhạc.
- Bạn cũng không nên tưởng tượng về bạo lực hoặc những thứ ghê sợ, để có thể ngủ nhanh và sâu hơn.
7. Thay đổi tư thế ngủ – Cách ngủ nhanh và sâu hơn

Nếu muốn một giấc ngủ ngon tư thế ngủ là điều rất quan trọng. Bạn nên đảm bảo giữ lưng thẳng và gối không để quá cao hoặc quá thấp. Tránh nằm sấp và có thể bạn thử đặt một cái gối giữa đầu gối để giữ hông bạn cân bằng.
8. Thư giãn để ngủ nhanh và sâu hơn
- Tập thể dục: Bạn có thể tập những bài thể dục nhẹ trong khoảng 10 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Thiền: Là cách làm nghỉ ngơi đầu óc và tránh căng thẳng được nhiều người quan tâm, ưa chuộng truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, bạn cần phải học hỏi và tập luyện nhiều để có thể thiền đúng cách. Thiền trước khi ngủ là cách hiệu quả giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
- Đi vào thế giới tưởng tượng: Hãy thử tưởng tượng về mơ ước hằng mong đợi hoặc điều làm mình vui vẻ. Thử nghĩ đến một ngày lý tưởng của mình, những đứa con xinh đẹp, bãi biển hay đơn giản là một người bạn yêu mến…
- Phương pháp thở 4-7-8: Trước hết, bạn đặt đầu lưỡi vào hai răng cửa rồi thở ra hết. Sau đó, ngậm miệng lại và hít vào mũi trong 4 giây rồi kìm hơi lại trong 7 giây. Cuối cùng, thở ra hoàn toàn bằng miệng trong 8 giây. Hãy lặp đi lặp lại các bước này đến khi bạn chìm vào giấc ngủ.
9. Tạo thành phản xạ có điều kiện
Hãy cài đồng hồ đi ngủ rồi lặp đi lặp lại thói quen này trong 30 ngày, sau đó cơ thể của bạn sẽ tự thấy mệt và biết khi nào cần nghỉ. Nếu quần áo ngủ khiến cơ thể thấy khó chịu, hãy thay ra và mặc bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thoải mái.
10. Kiểm soát ăn uống giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và sâu
Giới hạn lượng thức ăn tiêu thụ vào buổi tối vì nó có thể làm bạn đầy bụng và không thể ngủ ngon. Tránh uống những thức uống chứa cồn hoặc Caffein ngay trước khi ngủ vì chúng sẽ làm rối loạn giấc ngủ. Thay vào đó, bạn nên làm người sạch sẽ, tắm vòi hoa sen ấm. Các thực phẩm giàu chất béo có thể thúc đẩy một giấc ngủ sâu và thoải mái hơn như uống một ly sữa nóng.
11. Tránh nhìn vào đồng hồ
Nhiều người bị thức giấc vào ban đêm họ lo lắng đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, việc không thể ngủ lại có thể phá vỡ giấc ngủ ngon của bạn. Những người thức giấc giữa đêm thường có xu hướng xem đồng hồ và ám ảnh về việc họ không thể ngủ lại.
Tệ hơn là, việc thức dậy thường xuyên mà không ngủ được trở lại có thể khiến cơ thể hình thành thói quen. Nếu có thể, bạn nên lắp đồng hồ ở ngoài phòng của mình. Nếu cần báo thức, có thể cài đồng hồ và tránh xem khi thức dậy giữa đêm.
12. Tránh ngủ vặt trong ngày giúp ngủ nhanh và sâu

Do ban đêm ngủ không ngon, nhiều người bị mất ngủ thường có thói quen ngủ gật vào ban ngày. Mặc dù những giấc ngủ trong thời gian ngắn có liên quan đến việc cải thiện sự tỉnh táo nhưng nó có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm. Vậy nên ban đêm hãy cố gắng bằng mọi cách để ngủ được sâu và đủ giấc bạn nhé!
Với những cách ngủ nhanh và sâu đã giới thiệu trên hy vọng có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon và tinh thần thoải mái hơn.