Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần
Rate this post

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống cảm xúc của mỗi chúng ta. Người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn khi đối mặt với những khó khăn thử thách.

Vì vậy, chăm sóc sức khỏe tinh thần chính là tạo niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm hồi. Giúp bản thân cảm thấy vững vàng và kiểm soát mọi việc tốt hơn dù ở bất cứ tâm trạng nào.

Mục lục

Khái niệm về sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống cảm xúc của mỗi chúng ta. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái mà con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Người có sức khỏe tinh thần tốt là người có tinh thần khỏe mạnh, luôn tích cực trong suy nghĩ. Biết cách kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình. Người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn khi đối mặt với những khó khăn thử thách.

Cham Soc Suc Khoe Tinh Than - Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần
Hình 1: Người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn khi đối mặt với những khó khăn thử thách

Như thế nào là người có sức khỏe tinh thần tốt

Khi đối mặt với những khó khăn và thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn. Luôn nhìn thấy những mặt tích cực của vấn để và nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có những đặc điểm sau:

  • Ý chí mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng.
  • Tự tin khi ngắm mình trong gương.
  • Luôn thấy hào hứng khi khởi đầu ngày mới.
  • Cảm thấy phấn khởi khi bắt đầu một công việc, nhiệm vụ hoặc mới.
  • Thường xuyên giao tiếp tốt và mỉm cười với những người xung quanh.
  • Có thể suy nghĩ tích cực và nhìn thấy khía cạnh tốt ngay cả khi đang ở trong tình huống tiêu cực.
  • Ngủ ngon giấc, ăn ngon miệng và hiếm khi nào bị phiền muộn lâu hơn 1 ngày.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt chính là tạo niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm hồn bạn.

Những nguyên tắc để bạn luôn suy nghỉ tích cực hơn trong cuộc sống

1. Học cách tự đánh giá bản thân một cách lành mạnh

Tự đánh giá bản thân không chỉ thấy những ưu điểm hay khuyết điểm mà còn là chấp nhận chúng và cố gắng làm tốt nhất những gì bạn có.

Xây dựng sự tự tin: Bạn hãy liệt kê các điểm tốt của mình. Bạn đã làm gì tốt nhất? Các kỹ năng và lĩnh vực yêu thích của bạn là gì? Bạn bè nói như thế nào về bạn? Tiếp theo, hãy tìm hiểu các điểm yếu của bạn chẳng hạn như: Điều gì khiến bạn thất bại và yếu kém? Bạn gặp khó khăn khi làm việc gì?

2. Xây dựng mối quan hệ gia đình tích cực giúp tăng sức khỏe tinh thần

Hãy nghiêm túc xây dựng các mối quan hệ gia đình luôn tốt đẹp. Học cách đánh giá các kỹ năng và khả năng của mỗi thành viên trong gia đình. Học cách đưa ra và nhận các hỗ trợ của người khác.

suc khoe 1 1 - Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần
Hình 2: Xây dựng mối quan hệ gia đình tích cực

Dành thời gian: Dành thời gian nhiều hơn để ở bên gia đình. Lên kế hoạch cho cả các hoạt động nghiêm túc và thư giãn giải trí. Hãy lắng nghe một cách tôn trọng mà không ngắt lời trong khi người khác nói. Cần thực hành thường xuyên những điều này mới có hiệu quả.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Bí Quyết Giúp Da Sạch Mụn – Trắng Sáng – Mịn Màng

3. Hãy kết bạn một cách có ý nghĩa chính là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Bạn bè giúp bạn hiểu rằng mình không cô đơn. Họ giúp bạn chia sẻ lúc vui, lúc buồn, và ngược lại. Xây dựng mối quan hệ tốt: Giữ liên lạc hoặc thỉnh thoảng mời bạn bè đi ăn. Bạn cũng nên có những người bạn mới từ bạn bè giới thiệu bạn mới cũng là một cách.

4. Chỉ ra các điểm ưu tiên của bạn là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả

Thử thách của chúng ta là để biết giữa điều chúng ta thực sự “cần” và những điều chúng ta thật sự “muốn”. Bạn thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa việc dành thời gian và nguồn lực cho cái mình muốn và cái mình cần.

Hãy tạo lập một ngân sách có ý nghĩa: Viết ra một kế hoạch chỉ tiêu cho chính mình. Mong muốn đó của bạn có thực tế không? Bạn có kế hoạch gì để có tiền mua được cái mình muốn?

5. Tham gia vào các hoạt động xã hội chính là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa sẽ mang đến cho bạn cảm giác sống có mục đích.

Hãy tình nguyện tham gia các hoạt động như: Đọc truyện cho trẻ em nghe ở các trung tâm, thăm người già trong các viện dưỡng lão, tham gia các nhóm cộng đồng hoặc các hoạt động từ thiện mà bạn thích, tham gia vệ sinh đường phố, công viên hoặc bãi biển, giúp hàng xóm dọn dẹp nhà cửa…

6. Học quản lý stress một cách hiệu quả chính là cách chăm sóc sức khỏe 

Stress là một phần trong cuộc sống. Cách bạn ứng phó với nó phụ thuộc vào quan niệm sống của bạn.

suc khoe tinh than - Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần
Hình 3: Học quản lý stress một cách hiệu quả chính là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hãy tĩnh lặng 5 phút mỗi ngày, dành riêng 5 phút nghỉ ngơi cho sức khỏe tinh thần. Đóng cửa phòng của bạn hoặc vào một phòng khác và mơ ước về một nơi, một người hay một ý tưởng nào đó, hoặc đơn giản hơn là không nghĩ gì cả! Bạn sẽ cảm giác như mình vừa có một kỳ nghỉ ngắn vậy.

7. Ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn

Thật là tuyệt vời nếu “hạnh phúc là mãi mãi” nhưng cuộc sống không ngừng mang những khó khan đến với chúng ta.

Tìm sức mạnh từ đám đông: Hãy tìm kiếm một nhóm hỗ trợ có vấn đề tương tự mà bạn đang gặp phải. Bằng cách lập thành nhóm với những người có thể chia sẻ vấn đề tương tự bản thân mình. Bạn sẽ tìm ra được những phương án thú vị.

8. Ứng phó với cảm xúc thật của bạn là cách chăm sóc sức khỏe  tốt nhất

Làm thế nào để có một cách vừa an toàn vừa mang tính xây dựng để diễn đạt cùng chia sẻ cảm xúc giận dữ, đau buồn, vui vẻ và sợ hãi?

Hoạt động nhận thức và ứng phó với tâm trạng của bạn: Tìm ra cái gì làm cho bạn hạnh phúc, buồn khổ, vui vẻ hay giận dữ. Điều gì giúp bạn bình tâm lại? Học cách ứng phó với tâm trạng của chính mình. Chia sẻ tin vui với bạn bè và không ngại khóc trên một bờ vai bạn mình khi bạn thấy buồn.

Tập thể dục có thể giúp bạn đối phó với giận dữ.

9. Hướng vào bản thân

Học cách sống bình an với chính bản thân mình. Hãy học cách nhận biết bạn là ai? Điều gì khiến bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc? Điều gì bạn thực sự thấy đam mê? … Học cách tự cân bằng với những gì bạn có thể thay đổi nơi chính bạn với những gì bạn không thể thay đổi.

Xây dựng cái “Tôi” riêng của chính mình: Hãy dành cho mình thời gian yên tĩnh mà bạn có thể hoàn toàn ở một mình.

Dấu hiệu bất ổn của chăm sóc sức khỏe tinh thần

Đối với người bất ổn về sức khỏe tinh thần, sẽ luôn mang tâm lý tiêu cực khiến bản thân gặp nhiều trở ngại. Thậm chí, sức khỏe tinh thần bất ổn kéo dài còn làm giảm khả năng xử lý công việc, tác động xấu đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tới các mối quan hệ. Đặc điểm thường gặp của người có sức khỏe tinh thần bất ổn là:

  • Lười bước xuống khỏi giường vào mỗi buổi sáng.
  • Không hào hứng khi nhận một công việc hay nhiệm vụ mới.
  • Thường chỉ muốn ở hay làm việc một mình.
  • Do áp lực từ công việc hàng ngày thường xuyên bị căng thẳng.
  • Vì những chuyện nhỏ dễ cảm thấy buồn chán, dễ bị tổn thương và tức giận.
  • Cảm thấy mệt mỏi dù không mắc bệnh lý gì.

Người bị bất ổn kéo dài về sức khỏe tinh thần có nguy cơ mắc các bệnh tâm lý hay thường gọi là rối loạn tinh thần.

1. Các rối loạn tinh thần phổ biến

Theo các chuyên gia tâm lý, do sự bất ổn về tinh thần kéo dài gây ra bệnh lý là rối loạn tinh thần. Một số rối loạn tinh thần phổ biến như sau:

  • Rối loạn trầm cảm (depressive disorder): Cảm giác chán nản hay buồn bã, mất tập trung, hay quên, dễ nổi giận vô cớ. Mất hứng thú với mọi việc, có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.
  • Rối loạn lo âu (anxiety disorder): Các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, … Với những dấu hiệu chính là suy nghĩ nhiều. Trạng thái lo lắng quá mức sẽ thường mất ngủ, luôn cầu toàn, đau đầu căng cơ,
  • Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder): sẽ biểu hiện bằng những thay đổi liên tục với nhiều cung bậc cảm xúc buồn vui thất thường.
  • Rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder) còn được gọi là chứng sợ xã hội. Ngại giao tiếp với người khác nghĩa là người bệnh có xu hướng sợ đám đông.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder): Những người mắc chứng bệnh này thường rất sạch sẽ, chỉn chu và kỹ càng trong mọi việc.

2. Các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần

Chăm sóc và nâng cao sức khỏe tinh thần chính là tạo nên niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm hồn. Giúp bản thân kiểm soát mọi việc tốt hơn và cảm thấy vững vàng hơn dù ở bất cứ tâm trạng nào. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng và điều độ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần. Hiểu được ý nghĩa đó khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh về tinh thần. Thay vì trốn tránh chúng ta nên tìm cách dũng cảm đối mặt để vượt qua những khó khăn đó.

suc khoe tinh than1 - Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần
Hình 4: Các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần

Để chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần, cần đồng thời điều trị theo các hướng: Biện pháp sinh học, biện pháp tâm lý. Cũng như biện pháp hỗ trợ từ gia đình và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Vì đối với người bệnh về tinh thần, thì điều trị bằng thuốc là chưa đủ mà cần phải có sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý trị liệu. Quan trọng hơn là sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.

Lối sống tốt để nâng cao sức khỏe tinh thần

Xây dựng một lối sống lành mạnh chính là vũ khí để chống lại các rối loạn tinh thần. Cụ thể, chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi để nâng cao sức khỏe tinh thần là:

  • Ăn uống cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng: Các thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh thần. Bao gồm: rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá nhiều chất béo, … Tốt nhất nên tự nấu ăn tại nhà. Tránh các thức ăn nhanh, đồ ăn ngọt hoặc chiên rán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh các vấn đề rối loạn tiêu hóa.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng và điều độ. Những bộ môn lý tưởng cho cải thiện sức khỏe tinh thần là thiền định và yoga. Giúp bình ổn tâm trạng và thăng bằng cảm xúc. Nên duy trì tập luyện thường xuyên, ít nhất 5 buổi/ tuần.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi thư giãn để cân bằng lại cuộc sống cá nhân. Hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày để cho cơ thể hồi phục năng lượng.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng phương pháp tâm lý trị liệu

Thông qua việc trò chuyện với chuyên gia tâm lý về những cảm xúc, suy nghĩ cùng những  trải nghiệm, người bệnh sẽ giải toả tâm lý và điều trị bệnh tinh thần dễ dàng hơn. Các chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe mà không phán xét. Từ đó, người bệnh sẽ được gợi mở giải pháp tốt nhất để vượt qua những khó khăn thử thách.

Nếu không muốn trị liệu tâm lý với người lạ. Bạn có thể thử trải lòng với những người thân trong gia đình hay bạn bè, đồng nghiệp, người mà mình thân thiết và tin tưởng.

Thuốc điều trị rối loạn tinh thần

Các loại thuốc chính để điều trị rối loạn tinh thần bao gồm:

  • Thuốc ổn định tâm trạng
  • Thuốc chống lo âu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống rối loạn tinh thần

Loại thuốc tốt nhất là loại thuốc cải thiện được các triệu chứng về tinh thần và những vấn đề sức khỏe khác. Đôi khi có thể cần phải thử một vài loại thuốc ở những liều khác nhau cũng như kết hợp các thuốc với nhau để tìm ra được loại thuốc phù hợp làm giảm nhẹ các triệu chứng. Các thuốc điều trị rối loạn tinh thần có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế không được tự sử dụng mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần chính là tạo niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm hồn. Giúp bản thân cảm thấy thoải mái, vững vàng và kiểm soát mọi việc tốt hơn dù ở bất cứ tâm trạng nào.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Facebook Messenger Chat Zalo