Hậu quả của bệnh béo phì rất nhiều, nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Vậy những hậu quả đó là gì? Đâu là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì? Làm gì để ngăn ngừa bệnh béo phì? Cùng Khoedep.me tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Mục lục
Béo phì
Béo phì là một chứng rối loạn phức tạp do có quá nhiều chất béo tích tụ trong cơ thể. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, thẩm mỹ của bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao, khó thở khi gắng sức…
Có thể bạn quan tâm>>>>> Chế Độ Ăn Kiêng Đúng Cách, Hiệu Quả Nhất Định Phải Biết
Việc xác định tình trạng bị béo phì sẽ dựa vào chỉ số BMI tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (m2). Theo tiêu chuẩn từ Tổ chức Y tế Thế giới người ta chia ra các mức độ:
- BMI dưới 18.5 kg/m2: Thiếu cân, gầy.
- BMI từ 18,5 – 24 kg/m2: Bình thường.
- BMI từ 25 – 30: kg/m2: Thừa cân và BMI trên 30 kg/m2 được gọi là béo phì.
Lưu ý: Các chỉ số này thấp hơn 1 chút khi áp dụng cho người châu Á.
Vậy nguyên nhân và hậu quả của béo phì là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong phần tiếp theo nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì
Những nguyên nhân gây lên tình trạng béo phì có thể kể đến như:
- Lười vận động thể chất.
- Ăn quá nhiều, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo hoặc đường.
- Chế độ ăn nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy giải phóng insulin, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các mô mỡ và có thể gây tăng cân.
- Do di truyền.
- Do dùng thuốc như thuộc trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống loạn thần…
- Do yếu tố tâm lý như stress, căng thẳng kéo dài.

Hậu quả của bệnh béo phì
Một số hậu quả của bệnh béo phì đó chính là làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm, cụ thể như:
1. Các bệnh về hệ tim mạch
Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, xơ vữa mạch máu, hẹp tắc động mạch chi… Bởi lượng mỡ dư thừa tồn tại trong các hệ mạch máu có thể gây nên tình trạng hẹp động mạch, các mảng xơ vữa,… Ngoài ra, lòng mạch bị hẹp hay lượng mỡ thừa bao quanh tổ chức tim đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn. Lâu ngày dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ,…
2. Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp
Những người bị mắc bệnh béo phì, nhất là ở trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp rất cao do hẹp đường thở, khó thở, viêm họng,… Và rất dễ mắc phải tình trạng ngáy to, giảm thông khí, có thể xảy ra ngưng thở khi ngủ – một biến chứng rất nguy hiểm.
3. Bệnh tiểu đường
Bệnh béo phì có mối liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường type 2 do gây đề kháng insulin (hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh thành phần glucose vào tế bào để sử dụng) – nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường type 2 ở người bị béo phì.
4. Các bệnh khác:
Các bệnh liên quan đến tiêu hóa, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan,… Tác động về tâm sinh lý như tự ti, trầm cảm, khó hòa nhập cộng đồng. Một số bệnh ung thư như: ung thư thực quản, trực tràng, ung thư vú, vô sinh…

Cách phòng cách bệnh béo phì
Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh béo phì, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, tăng cường tuổi thọ, mọi người cần:
- Luyện tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên. Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút với các bài tập có cường độ phù hợp như chạy bộ, đi bộ, đạp xe,…
- Lập chế độ ăn uống với lượng calo phù hợp. Hạn chế tối đa sử dụng các món đồ ăn chứa lượng chất béo lớn hay độ đường cao.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng stress. Hãy giữ tinh thần thoải mái với những suy nghĩ tích cực và vui vẻ hơn. Từ đó, tình trạng sức khỏe được cải thiện và làm giảm nguy cơ bị béo phì.
Kết luận:
Trên đây là những hậu quả của bệnh béo phì mà mọi người cần biết. Để phòng ngừa bệnh béo phì mọi người hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, tập luyện và chế sống lành mạnh, khóa học nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm>>>>>>>> Bỏ Túi Ngay 6 Phương Pháp Vàng Giảm Cân An Toàn Tại Nhà Cực Đơn Giản