Gàu xảy ra phổ biến ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào. Về cơ bản, gàu là một tình trạng da đầu do nấm Malassezia gây ra. Loại nấm này ăn bã nhờn được tiết ra bởi các tuyến bã nhờn trên da đầu chúng ta. Các tế bào da chết xuất hiện do sự hình thành da mới.
Mặc dù vi khuẩn này là một phần bình thường của da đầu. Nhưng khi nấm ăn bã nhờn, phân hủy nó thành các axit béo có thể gây kích ứng da đầu nhạy cảm của chúng ta.
Đây là nguyên nhân khiến da đầu bị khô và ngứa, dẫn đến các tế bào da chết tích tụ thành vảy. Vậy làm thế nào để trị gàu và ngứa da đầu? Hãy tham khảo một số cách trị gàu và ngứa da đầu dưới đây nhé!
Mục lục
Phương pháp trị gàu và ngứa tại nhà hiệu quả
Gàu và ngứa da đầu không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu mà còn gây mất tự tin trong các mối quan hệ giao tiếp. Thậm chí, nếu bị tình trạng này kéo dài, các nang tóc của bạn sẽ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng rụng tóc nghiêm trọng.

1. Cách trị gàu và ngứa da đầu bằng nước cốt chanh
Chanh tươi là loại trái cây có tính axit, có khả năng làm sạch cũng như kháng khuẩn, chống viêm cao. Nên nó có thể dùng để tiêu diệt nấm và điều chỉnh độ pH trên da đầu của bạn. Cách này đã được rất nhiều chị em sử dụng và cho thấy hiệu quả cao. Phương pháp này cũng rất đơn giản, tiết kiệm thời gian nên chị em có thể làm thường xuyên để đạt hiệu quả nhé!
Cách thực hiện:
Bạn lấy 2 muỗng canh nước cốt chanh rồi thoa lên tóc khi còn đang ẩm, đợi cho tóc khô và gội đầu lại với nước. Sau đó, bạn lấy 1 muỗng canh nước cốt chanh trộn với 237ml nước và sử dụng hỗn hợp này để gội tóc của bạn. Lặp lại trình tự này mỗi ngày tóc của bạn sẽ sạch bong các loại gàu ống, gàu mảng. Không những vậy còn thơm mùi chanh tươi.
2. Cách trị gàu và ngứa hiệu quả với dầu dừa

Dầu dừa là một trong một số cách rất phổ biến hiện nay. Bởi không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho tóc, dầu dừa còn trị gàu, ngăn rụng tóc, giảm tóc xơ yếu, kích thích mọc tóc hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 2 muỗng canh dầu dừa, 1 muỗng cà phê tinh dầu tràm trà, 3 giọt tinh dầu cây tuyết tùng, 2 giọt dầu ngọc lan tây.
Trộn đều hỗn hợp lại với nhau.
Thoa hỗn hợp trên lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút rồi để khoảng 30 phút cho dầu dừa ngấm sâu vào da đầu. Sau đó bạn hãy gội đầu thật sạch bằng dầu gội như thông thường. Nên làm từ 3 – 4 lần/tuần để đạt được hiệu quả.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách trị thâm do mụn tại nhà đơn giản
3. Cách trị gàu bằng muối và phèn chua
Muối kết hợp với phèn chua có tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng trị gàu và ngứa da đầu rất hiệu quả. Muối có tác dụng làm sạch và diệt khuẩn trong khi phèn chua lại giúp trung hòa độ pH trên da đầu. Khi kết hợp hai nguyên liệu này rất hiệu quả lại vừa tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị muối trắng và phèn chua.
Hòa hỗn hợp với 1 lượng nước thích hợp.
Gội đầu với hỗn hợp vừa pha rồi xả sạch với nước.
Với cách này, bạn cũng nên áp dụng một tuần từ 3 – 4 lần cho đến khi tình trạng gàu và ngứa da đầu được cải thiện.
4. Trị gàu bằng giấm táo

Giấm táo là một nguyên liệu làm đẹp tự nhiên rất hiệu quả và an toàn, đặc biệt là nó còn có tác dụng rất tốt trong việc trị gàu. Giấm táo có tính kiềm cao và chứa các enzyme có thể giết chết nấm và vi khuẩn gây gàu trên da đầu, làm thông thoáng các lỗ chân lông, đồng thời cân bằng pH. Sử dụng giấm táo thường xuyên là cách trị gàu hiệu quả, giúp giảm tình trạng da đầu dầu, gây bết tóc và ngứa ngáy.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Giấm táo pha loãng
Pha giấm táo với nước sạch theo tỷ lệ 1:1.
Làm ẩm tóc với nước sạch, thoa hỗn hợp trên lên da đầu.
Xoa bóp nhẹ nhàng để giấm táo thẩm thấu.
Gội lại với nước ấm và dầu gội như bình thường.
- Cách 2: Giấm táo và chanh
Trộn giấm táo và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1 và chia làm 2 phần.
Làm ướt tóc sau đó thoa 1 phần hỗn hợp trên lên da đầu và massage trong 4 – 5 phút.
Xả lại với nước sạch.
Tiếp tục thoa phần hỗn hợp còn lại lên da đầu và massage nhẹ nhàng.
Làm sạch tóc và gội lại với dầu gội như thông thường.
- Cách 3: Giấm táo và mật ong
Pha giấm táo với nước sạch theo tỷ lệ 1:1, sau đó thêm vào khoảng 1 – 2 thìa mật ong.
Thoa hỗn hợp dung dịch lên da đầu và ủ trong khoảng 5 phút.
Rửa lại với nước ấm và gội đầu như bình thường.
Bạn nên thực hiện thường xuyên. Có thể thay thế cho dầu gội bình thường vì giấm táo rất an toàn cho cơ thể.
5. Cách trị gàu và ngứa da đầu cỏ xạ hương
Tinh dầu trong lá cỏ xạ hương không chỉ mang lại cảm giác sản khoái mà còn giúp da đầu thông thoáng, làm giảm tình trạng da đầu bị ngứa. Hơn nữa, cách này thực hiện khá đơn giản nên bạn có thể làm thường xuyên để đạt hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
Bạn đun sôi hỗn hợp gồm 4 – 5 cây cỏ xạ hương đã phơi khô với 2 chén nước trong 10 phút rồi để nguội.
Massage hỗn hợp này lên da đầu và để trong 30 phút rồi gội sạch. Nên thực hiện từ 3 – 4 lần/tuần để thấy hiệu quả.
6. Trị gàu hiệu quả bằng tinh dầu bưởi và sả
Tinh dầu bưởi và sả không chỉ có tác dụng trị ngứa da đầu mà còn giúp dưỡng tóc mềm mại, kích thích tóc mọc dày dặn và lưu lại mùi hương rất dễ chịu. Bạn hãy dùng vỏ bưởi hoặc lá bưởi để đun nước gội đầu, có thể thêm vào vài củ sả rồi dùng nước này để gội đầu đều đặn 3 – 4 lần/tuần. Bạn sẽ thấy tình trạng gàu ống, gàu mảng, ngứa và gãy rụng tóc giảm đi rất nhiều.
7. Cách trị gàu bằng bồ kết
Bồ kết luôn được coi là loại thảo dược hàng đầu, không thể thiếu trong chăm sóc tóc. Trong bồ kết có các thành phần như: saponaretin và flavonoizit, tanin, saponin. Các dưỡng chất có trong bồ kết còn giúp tóc mềm mượt, óng ả, trị gàu, trị ngứa da đầu, giảm gãy rụng.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị quả bồ kết, vỏ bưởi và lá sả.
Bồ kết phơi khô, nướng cho tới khi ngửi thấy mùi thơm.
Dùng bồ kết đã nướng đun nước chung với sả và vỏ bưởi.
Dùng hỗn hợp nước đã đun pha thêm nước sạch để gội đầu.
8. Cách trị gàu tại nhà bằng nha đam
Nha đam thường được sử dụng để nấu nước uống hoặc rửa mặt cho đẹp da nhưng ít ai biết rằng nó còn có công dụng trong việc chăm sóc tóc. Trong nha đam có chứa các loại vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, kẽm…

Có tác dụng giúp giảm viêm, dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, các thành phần của nha đam có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa như cellulose, glucose, acid cinnamic, acid hysophanic… giúp giảm nấm, ngứa da đầu. Bạn có thể sử dụng nha đam trị gàu theo những cách sau:
- Cách 1: Dùng nha đam nguyên chất
Rửa sạch nha đam, tách lấy phần thịt xay nhuyễn.
Thoa trực tiếp gel nha đam lên đầu và massage nhẹ nhàng.
Ủ tóc trong khoảng 10 – 15 phút rồi gội lại với dầu gội.
Thực hiện ít nhất 3 lần/tuần để đạt hiệu quả trị gàu và ngứa da đầu.
- Cách 2: Nha đam kết hợp nước cốt chanh
Lấy phần thịt nha đam xay nhuyễn, vắt thêm vào hỗn hợp 1/2 thìa nước cốt chanh.
Thoa hỗn hợp chanh nha đam lên da đầu và massage đều.
Ủ tóc trong 15 – 20 phút và gội lại bằng nước sạch.
Với cách trị gàu và ngứa da đầu này, bạn nên áp dụng 1 lần/tuần, nếu da đầu ngứa có thể cho thêm sữa chua, dầu oliu. Nhưng bạn cần lưu ý không nên sử dụng khi da đầu có vết thương hở.
9. Cách trị gàu với tỏi
Trị gàu bằng tỏi là một phương pháp vẫn còn rất ít người biết đến. Trong tỏi có chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin rất dồi dào, giúp ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn, nấm gây hại. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết giúp nang tóc thông thoáng và tăng cường hệ miễn dịch cho tóc.
Cách thực hiện:
Bóc sạch vỏ tỏi rồi đem ép lấy nước.
Trộn nước ép tỏi và mật ong theo tỷ lệ 1:3.
Làm ướt tóc, thoa hỗn hợp lên tóc và massage nhẹ nhàng bằng ngón tay.
Để nguyên hỗn hợp trên tóc khoảng 10 – 15 phút rồi gội lại với dầu gội và dầu dưỡng tóc. Thực hiện 2 lần/tuần bạn sẽ thấy da đầu được cải thiện.
10. Cách trị gàu và ngứa da đầu bằng dầu gội thảo dược
Tuy những phương pháp trên rất dễ thực hiện, an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí nhưng lại tốn nhiều thời gian mới có thể cho thấy hiệu quả. Hơn nữa, nếu bạn là người quá bận rộn để có thể sử dụng các cách trên thì lựa chọn một loại dầu gội đặc trị gàu và ngứa là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý trong việc lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, được điều chế từ các loại thảo dược thay vì các loại dầu gội hóa chất thì mới đem lại công dụng trị gàu và ngứa da dầu hiệu quả nhất.