Bạn muốn tìm hiểu về nguyên nhân mất ngủ và cách điều trị hiệu quả? Vậy hãy tham khảo ngay các thông tin mà Khoedep.me chia sẻ trong bài viết dưới đây. Thông qua những thông tin này, chắc chắn sẽ giúp bạn nắm rõ các nguyên nhân để phòng tránh, điều trị chứng mất ngủ được hiệu quả và nhanh chóng.

Mục lục
Chứng mất ngủ – Nguyên nhân mất ngủ
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc – ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,…
Người bị mất ngủ sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đến các hoạt động trong cuộc sống.
>>>>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng Giá Các Sản Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe Và Sắc Đẹp
Tình trạng mất ngủ có thể được chia thành làm 2 dạng thức chính:
- Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, tình trạng không kéo dài quá 1 tháng.
- Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, tình trạng kéo dài từ 1 tháng trở lên.

Nguyên nhân mất ngủ hàng đầu
1. 50% nguyên nhân mất ngủ là do tâm lý, tinh thần
- Căng thẳng.
- Lo lắng.
- Trầm cảm.
2. 30% nguyên nhân mất ngủ là do nếp sống, môi trường
- Thay đổi môi trường, nhịp sống hoặc lịch trình làm việc.
- Thói quen ngủ không đúng giờ giấc.
- Ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối muộn.
- Phòng ngủ, giường ngủ và đèn ngủ không phù hợp.
- Chơi game, xem phim nhiều trên máy tính.
- Ô nhiễm môi trường, ăn uống.
4. 10% nguyên nhân mất ngủ là do chất kích thích hoặc sử dụng thuốc
- Sử dụng chất kích thích như cafe, rượu bia, nước tăng lực…
- Thuốc chữa bệnh trầm cảm, dị ứng, cao huyết áp, các loại corticoid.
- Thuốc giảm đau, giảm béo phì, chống nghẹt mũi.
5. 10% nguyên nhân là do bệnh của cơ thể
- Dị ứng, ho hen.
- Sưng, đau khớp.
- Bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer.
- Hội chứng chân không yên.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Ngưng thở khi ngủ.
- Gốc tự do tấn công hệ thần kinh.

Các tác hại nguy hiểm khi bị bệnh ngủ
Mất ngủ trong thời gian dài là tiền đề cho hàng loạt bệnh lý khác có cơ hội hình thành và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một trong những tác hại nguy hiểm, nghiêm trọng có thể kể đến như:
- Làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ.
- Rối loạn tâm lý, cảm xúc.
- Dễ béo phì.
- Da xấu đi nhanh chóng.
- Suy giảm sinh lý.
- Nguy cơ bệnh ung thư đại tràng. và ung thư vú.
- Đe dọa hệ tim mạch.
Chính vì vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh mất ngủ, các bạn cần:
- Tạo lịch ngủ nghỉ khoa học, ngủ sớm và hạn chế thức khuya, hãy cố gắng đi ngủ trước 23h và dậy lúc 5-6h sáng.
- Chú trọng đầu tư không gian ngủ sạch sẽ, yên tĩnh và thoải mái.
- Thay đổi thói quen ăn uống, tránh ăn quá no, tránh các loại thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực…
- Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, có lợi để giảm kích thích sinh lý trước khi đi ngủ: thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc dễ ngủ, tắm nước ấm là mẹo chữa bệnh mất ngủ rất an toàn và hiệu quả.
- Vận động và tập thể dục thường xuyên, hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục sẽ giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.

Các điều trị chứng mất ngủ hiệu quả
1. Đảm bảo thời gian ngủ đúng theo khuyến cáo
Để chữa trị dứt điểm tình trạng mất ngủ, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về sức khỏe đã chỉ ra các khung giờ đi ngủ thích hợp dưới đây.
- Thanh thiếu niên ( từ 14 – 17 tuổi): Ngủ 8 – 10h/ngày.
- Thanh niên (từ 18 – 25 tuổi): Ngủ 7 – 9h/ngày.
- Người trưởng thành (từ 26 – 64 tuổi): Ngủ 7 – 9h/ngày.
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Ngủ 7 – 8h/ngày.
Bên cạnh việc đảm bảo giấc ngủ đầy đủ như các khung giờ nêu trên, việc ngủ ngon và ngủ sâu giấc cũng rất quan trọng. Nếu các bạn đáp ứng được tất cả tiêu chí này thì ngoài việc đẩy lùi được bệnh lý thì sức khỏe và tinh thần cũng sẽ được cải thiện ổn định hơn, lấy lại sự tập trung và sáng tạo trong công việc.
2. Điều trị mất ngủ bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị chứng mất ngủ như các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên, khi sử dụng phải có chỉ định và hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc điều trị khác không thuộc nhóm benzodiazepin đa phần là thuốc mới, người bệnh có thể tự mua mà không cần phải kê toa (Melatonin, Ramelteon). Một số thuốc chống trầm cảm và chống lo âu cũng được sử dụng để trị bệnh mất ngủ có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Một số loại thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt, tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng.
3. Điều trị mất ngủ bằng các loại tinh dầu, nguyên liệu tự nhiên
Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ bà hãy Một số loại tinh dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ gồm: tinh dầu xả, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu gỗ đàn hương, tinh dầu cam,… Các bạn chỉ cần thêm vài giọt tinh dầu vào nước tắm hoặc dùng để xông hơi sẽ giúp ngủ ngon hơn.
Một số loại nguyên liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ gồm: 2 thìa mật ong pha 250ml nước ấm uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Trà tâm sen, trà hoa cúc, trà cam thảo,…
Kết luận:
Trên đây là các nguyên nhân mất ngủ và cách điều trị mà Khoedep.me đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Khoedep.me mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích và giúp các bạn cải thiện được tình trạng mất ngủ của mình.
>>>>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Tác Hại Của Việc Ăn Khuya Với Sức Khỏe