Da mặt bị ngứa và khô sần là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Thông thường tình trạng này không đáng ngại. Tuy nhiên chúng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh da liễu cần được khắc phục sớm. Vì vậy hãy tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân làm cho da mặt khô sần và ngứa để được phục hồi một cách hiệu quả trước khi quá muộn.
Mục lục
Nguyên nhân khiến da mặt bị khô sần và ngứa
Tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy xác định chính xác vấn đề mình đang gặp phải để có thể khắc phục một cách hiệu quả nhất.
1. Da mặt bị khô sần và ngứa do tác động từ môi trường
Làn da của chúng ta thường xuyên phải chịu những tác động từ bên ngoài môi trường. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột không khí thiếu độ ẩm hoặc ô nhiễm. Đều là những yếu tố có thể khiến cho da mặt bị khô sần và ngứa.
Tuy nhiên, các yếu tố từ môi trường là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, chúng ta nên chú ý và quan tâm đến việc chăm sóc da nhiều hơn để cải thiện làn da của mình. Dĩ nhiên một làn da khỏe mạnh sẽ có thể chống chọi tốt hơn trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

2. Mặt bị ngứa nổi sần có thể do thiếu nước
Da thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa. Việc thiếu độ ẩm không chỉ khiến da sần sùi, bong tróc, ngứa ngáy, kém mịn màng. Mà còn làm cho da trở nên nhạy cảm hơn dễ bị tổn thương, kém đàn hồi, dẫn đến lão hóa sớm.
Những nguyên nhân khiến cho da mất nước thường là do uống quá ít nước. Thường xuyên ngồi điều hòa, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời do khí hậu hay do tuổi tác.
Da bị thiếu nước, mất đi độ ẩm cũng sẽ dẫn đến tình trạng bị khô ngứa.
3. Da mặt bị khô sần và ngứa do chăm sóc không đúng cách
Chăm sóc da là điều rất cần thiết để có một làn da khỏe mạnh tránh xảy ra tình trạng khô sần và mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc chăm sóc không đúng cách lại có thể mang đến tác hại đến làn da của chúng ta:
- Tắm nước quá nóng hay sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa quá mạnh sẽ làm mất đi các lipid. Lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da khiến da trở nên khô và sần sùi.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da hay mỹ phẩm không phù hợp có thể gây kích ứng, khiến da mặt bị khô sần và ngứa rát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến nguồn gốc và xuất xứ của các sản phẩm cho da. Đã có không ít trường hợp do sử dụng các sản phẩm kém chất lượng để làm đẹp mà khiến cho làn da bị tổn hại nghiêm trọng.
4. Da mặt bị khô ngứa do thuốc tân dược
Khi sử dụng các loại thuốc Tây, các bạn nên lưu ý về tác dụng phụ có thể gặp phải. Có nhiều loại thuốc. Trong đó đặc biệt là thuốc kiểm soát huyết áp sẽ khiến cho da mặt bị ngứa. Một số quá trình chữa bệnh như: Lọc thận, xạ trị hóa trị cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
5. Thay đổi nội tiết trong cơ thể gây da mặt bị khô sần và ngứa
Việc thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là hormone Estrogen và Testosterone. Có thể khiến cho da mất đi độ ẩm và hàng rào Lipid. Điều này sẽ dẫn đến da mặt bị khô sần và ngứa. Với phụ nữ tình trạng này có thể biểu hiện rõ hơn trong thời gian mang thai hay thời kỳ mãn kinh.
Sự thay đổi, rối loạn nối tiết tố là một trong những lý do khiến da mặt bị khô sần và ngứa
Một số bệnh lý làm cho da mặt bị khô sần và ngứa
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên việc da mặt bị khô sần và ngứa. Đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh về da liễu. Nếu kịp thời không khắc phục tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn một cách nghiêm trọng. Vậy nên tuyệt đối đừng chủ quan nếu da bị ngứa khô sần tróc vảy một cách dai dẳng kéo dài không dứt.
1. Viêm da cơ địa khiến da mặt bị khô sần và ngứa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da liễu có thể khiến cho da bị khô sần và ngứa. Không chỉ vậy, trên vùng da bị bệnh còn có thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mụn nước li ti hay da bong tróc.
Bệnh lý này nếu không sớm khắc phục sẽ dễ trở nên mãn tính. Gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống do làm mất tính thẩm mỹ cùng tình trạng ngứa rát khó chịu.
Da mặt bị khô sần và ngứa là một trong những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
2. Nổi mề đay làm da mặt khô ngứa
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay. Như do thời tiết, do dị ứng thực phẩm hay do vệ sinh không sạch sẽ. Tình trạng này có thể làm da mặt bị khô sần và ngứa. Những nốt mề đay có thể nổi thành từng mảng lớn gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh vô cùng e ngại.
3. Bệnh vảy nến
Da mặt bị khô sần và ngứa cũng có thể là triệu chứng của bệnh vảy nến. Căn bệnh này khiến cho da tróc vảy thành các mảng màu trắng đục, ngứa ngáy khó chịu. Bởi vậy mà nó trở thành nỗi ám ảnh của những người bệnh khiến họ luôn tự ti và ngại giao tiếp ngoài xã hội.
Để khắc phục triệt để bệnh vảy nến không phải là điều đơn giản. Bởi đây là một bệnh lý liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Chúng thường kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm bạn vẫn có thể kiểm soát để tình trạng này không lan rộng.
Bệnh vảy nến cần được khắc phục sớm. Để hạn chế gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tâm lý người bệnh.
Nếu da mặt bị khô ngứa: Khi nào thì đi khám bác sĩ?
Nhìn chung, nếu xuất phát từ những lý do thông thường thì tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa không có gì đáng ngại. Bạn cần chú ý chăm sóc bản thân và làn da hơn là có thể cải thiện được vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu trong vòng 2 tuần tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa vẫn không chấm dứt. Thì rất có thể bạn đã mắc phải một trong những bệnh da liễu trên. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Hãy tới bác sĩ để được kiểm tra một cách chính xác và có giải pháp điều trị kịp thời tránh để quá nghiêm trọng
Da mặt bị khô ngứa nên làm sao để khắc phục?
Khi da mặt bị khô sần và ngứa bạn cần xác định rõ nguyên nhân. Để có cách khắc phục phù hợp nhất.
Nếu da bị khô ngứa do bệnh lý và không thể tự hết. Bạn cần sử dụng thuốc để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp bổ sung độ ẩm cho da và giảm ngứa để việc điều trị được hiệu quả hơn.
Mẹo hay, hiệu quả để chăm sóc da mặt bị khô sần và ngứa
Để cải thiện tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa rát, bạn có thể áp dụng một số cách trị ngứa da mặt tại nhà sau đây. Tuy những phương pháp này không thể giúp điều trị dứt điểm trong trường hợp bạn đang mắc phải bệnh lý về da. Nhưng nó cũng là phương pháp hỗ trợ rất tốt giúp cung cấp thêm độ ẩm cho da và giảm ngứa rát.
1. Dưa leo
Dưa leo vốn thường được nhiều chị em sử dụng để đắp mặt bởi nó cung cấp độ ẩm rất tốt cho da. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp làm dịu da vô cùng hiệu quả. Vì vậy dùng dưa leo có thể giúp khắc phục tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa rát.
Dưa leo giúp dưỡng ẩm và làm dịu da, giảm tình trạng khô ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một quả dưa leo rửa sạch.
- Cắt thành từng lát mỏng để đắp lên mặt.
- Nằm thư giãn trong khoảng 15 phút rồi bỏ dưa leo ra, rửa sạch lại mặt bằng nước.
- Thực hiện đều đặn để thấy làn da được cải thiện.
2. Sữa tươi và trứng gà
Dùng sữa tươi và trứng gà để khắc phục tình trạng da mặt khô sần và ngứa. Phương pháp này đặc biệt tốt để hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm da.

Cách thực hiện:
- Một trứng gà đập tách lấy lòng đỏ.
- Cho thêm vào một muỗng sữa tươi rồi đánh đều.
- Dùng hỗn hợp trên thoa lên mặt, để khoảng 15 phút rồi sửa lại bằng nước sạch.
3. Mật ong và sữa chua
Với cách này, dùng sữa chua không đường và chọn loại mật ong nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Dùng sữa chua kết hợp với mật ong là cách giúp khắc phục tình trạng da khô ngứa rất hiệu quả.

Cách thực hiện:
- Cho 2 thìa sữa chua không đường và 1 thìa mật ong vào bát, trộn đều lại với nhau.
- Dùng hỗn hợp đắp lên mặt trong khoảng 15 phút.
- Sau khi đắp xong, bạn rửa lại mặt bằng nước sạch.
4. Sử dụng thuốc Tây trị da mặt bị ngứa và sần sùi
Đa số những loại thuốc được dùng để khắc phục tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa đều là những loại thuốc bôi. Người bệnh cần thoa thuốc trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để các hoạt chất ngấm sâu vào lớp biểu bì. Giúp cải thiện tình trạng da mặt bị khô ngứa rát nhanh chóng hơn.
Sau khi thăm khám cụ thể tùy vào bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc trị ngứa da mặt đặc trị chuyên biệt.
Một số loại thuốc phổ biến:
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm bôi ngoài da.
- Kem bôi chứa corticoid.
- Thuốc kháng histamine H1.
- Thuốc ức chế calcineurin.
Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa. Bạn cần lưu ý rằng những loại thuốc này sẽ có khả năng gây ra tác dụng phụ. Như: kích ứng, dị ứng, làm giảm sắc tố da, phát ban, nóng rát. Vì vậy cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và giúp việc điều trị được hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về dùng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Đặc biệt là với những đối tượng nhạy cảm như: Trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú lại. Càng cần thận trọng khi quyết định sử dụng thuốc.
5. Sử dụng thuốc Đông y chữa da mặt bị khô sần và ngứa
Trong nguyên lý của Đông y, tình trạng da mặt bị khô và ngứa rát xuất phát từ vấn đề ở các phủ tạng. Thuộc vào các chứng bệnh: Phong hàn, phong thấp, phong nhiệt. Vì vậy, để điều trị tình trạng này cần tập trung bồi bổ và lưu thông khí huyết làm được điều đó thì các yếu tố phong sẽ tự hết.
Ngoài ra, Đông y còn cần chú trọng đến việc thanh nhiệt, mát gan, bổ thận, giải độc và thanh lọc cơ thể. Giúp loại bỏ các độc tố tích tụ dưới da khiến cho da mặt bị khô sần và ngứa.
Các bài thuốc Đông y cũng là một giải pháp hữu hiệu để điều trị tình trạng da mặt bị khô và ngứa.
Các vị thuốc Đông y có công dụng và hiệu quả cao thường được sử dụng để điều trị bệnh này. Như: Diệp hạ châu, kim ngân hoa, hạ khô thảo, bồ công anh. Đây đều là những loại thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính. Vì vậy các bài thuốc Đông y cũng an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.
Thuốc Đông y có thể được bác sĩ điều chỉnh thành phần, liều lượng. Sao cho phù hợp nhất với cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người, từ đó đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Có thể đến các đơn vị y học cổ truyền để được bác sĩ thăm khám và kê đơn.
Lời khuyên từ bác sĩ cho người bị khô ngứa da mặt
Khi da mặt bị khô sần và ngứa, bạn nên quan tâm chú trọng đến việc chăm sóc da nhiều hơn. Để vừa cải thiện làn da vừa ngăn ngừa tình trạng này tái phát.
Hãy lưu ý những điều dưới đây để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất:
- Tẩy tế bào chết đều đặn mỗi tuần 2-3 lần để loại bỏ lớp da chết, tránh tình trạng da bị khô sần và ngứa.
- Không nên trang điểm khi da mặt bị khô ngứa đỏ rát để tránh da bị kích ứng nặng hơn.
- Hạn chế gãi hay chà xát mạnh khi da mặt bị khô sần và ngứa. Rất có thể làm cho da bị tổn thương và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có thành phần từ thiên nhiên, lành tính, không chứa hương liệu. Cần rửa tay thật sạch trước khi chăm sóc da.
- Mỗi ngày cần vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt có độ pH trung bình. Không dùng các loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa cao sẽ khiến cho da càng trở nên khô và sần sùi.
Chăm sóc đúng cách để cải thiện tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa
- Cần phải thường xuyên vệ sinh, giặt sạch kể cả khăn mặt, chăn, ga, gối. Sẽ tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh da liễu.
- Nên đeo khẩu trang, bôi kem chống nắng khi đi ra đường để bảo vệ da khỏi sự tấn công và những tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài môi trường.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích. Những thứ đó đều có thể khiến tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa ngày càng tồi tệ hơn.
- Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là nước cho cơ thể để có một làn da luôn khỏe mạnh. Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp khắc phục tình trạng da mặt bị khô ngứa.
- Cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học, cân bằng thời gian hoạt động và nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên thức khuya học tập hay làm việc quá sức. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao khả năng miễn dịch.
Kết luận
Nhìn chung, tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa có thể khắc phục được nếu bạn phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Hãy chăm sóc cho da đúng cách và đến gặp bác sĩ để điều trị ngay nếu nghi ngờ mình mắc bệnh về da liễu. Sẽ giúp kiểm soát tình hình một cách tốt nhất.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Chăm Sóc Da – Ngăn Ngừa Lão Hoá