Để có một sức khỏe tốt là cả một quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Cùng tập luyện và duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe dưới đây để có sức khỏe tốt mỗi ngày bạn nhé.
Mục lục
Những Thói Quen Tốt Cho Sức Khỏe
1. Siêng năng vận động – thói quen tốt cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng, chỉ có những ai cần giảm cân mới cần phải tập thể dục. Tuy nhiên, đây là nhũng suy nghĩ sai lầm. Nếu muốn sở hữu thể trạng cân đối và sức khoẻ dẻo dai. Ai trong chúng ta cũng cần phải luyện tập thể dục thể thao. Chỉ với 30 phút vận động mỗi ngày. Bạn sẽ có thể phòng chống được nhiều căn bệnh như: huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, và thừa cholesterol.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn chứng minh việc luyện tập thể dục có thể đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư đường ruột và ung thư cổ tử cung. Không chỉ vậy, việc vận động còn giúp cơ thể tiết ra hooc môn endorphine. Giúp tinh thần sảng khoái và giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả.

Bạn không nhất thiết phải đến các câu lạc bộ thể dục để có thể luyện tập thể thao. Hãy bắt đầu một cách đơn giản nhất với việc thay đổi thói quen vận động hằng ngày. Chẳng hạn như: dành 10 phút buổi sáng để dãn cơ và hít thở sâu, chọn gửi xe cách cơ quan vài dãy nhà để đi bộ thêm một chút. Bạn cũng có thể làm quen với những môn thể thao nhẹ nhàng và ít tốn kém như yoga, đi bộ nhanh (jogging)…
2. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Dù bạn vẫn đang còn trẻ tuổi, luôn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật. Bạn vẫn nên kiểm tra định kì để theo dõi sức khoẻ từng cơ quan của cơ thể. Đồng thời có thể phát hiện những triệu chứng về sức khỏe và có các biện pháp điều trị kịp thời. Phát hiện nguy cơ bệnh càng sớm và điều trị kịp thời sẽ tăng khả năng khỏi bệnh lên.
Lý tưởng nhất thì bạn khám định kì hằng năm hay định kỳ 6 tháng. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên này có thể tang hoặc giảm theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bạn. Nếu bạn dưới 30 tuổi và không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Không có thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia thì có thể kiểm tra 2-3 năm 1 lần. Từ 30 – 40 tuổi, bạn có thể cách mỗi năm kiểm tra một lần. Trên 50 tuổi, việc kiểm tra hàng năm là cần thiết dù thể trạng không có vấn đề nhé bạn.
3. Ngủ đúng giờ và ngủ sâu
Việc ngủ không chỉ đơn giản là việc để cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng sau một ngày lao động mệt mỏi. Giấc ngủ ngon sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khoẻ không ngờ tới. Như: cải thiện trí nhớ, kiểm soát cân nặng và tăng cường năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Không chỉ vậy, việc ngủ sâu và ngủ đủ giấc còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh về phổi và tim mạch, thậm chí kéo dài tuổi thọ của chúng ta.
Vậy ngủ bao nhiêu mới gọi là đủ? Theo tổ chức ngủ quốc gia của Mỹ, để duy trì sức khoẻ tốt. Một người từ 64 tuổi trở xuống cần mỗi ngày ngủ 7 đến 9 tiếng. Con số ngày với người trên 64 tuổi là 7 đến 8 tiếng. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc cải thiện không gian và thói quen trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon.
4. Thở đúng cách
Thở đúng cách giúp lưu thông máu được tốt hơn. Chúng ta nên thở từ cơ hoành ở bụng thay cho thở từ ngực. Chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hấp chính, đảm nhiệm hơn 80% sự thông khí.
5. Thường xuyên rửa tay
Tay là bộ phận hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, vi trùng nên rất dễ dàng truyền bệnh. Do đó rửa tay thường xuyên là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách thiết thực nhất.
6. Không ngoáy mũi
Ngoáy mũi là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Tay bạn có thể chạm vào rất nhiều thứ nhiễm vi trùng gây bẩn. Với ngón tay ấy bạn đưa lên ngoáy mũi làm mầm mống gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bạn rất dễ dàng có thể gây ra. Chúng còn làm lây lan nhiều loại nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm vì virus cúm vào cơ thể qua chất nhờn ở mũi. Vì vậy, nếu bạn muốn khỏe mạnh hãy dừng ngay thói quen này lại.
7. Ăn sáng đều đặn – Thói quen tốt cho sức khỏe

Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày và một bữa ăn sáng khỏe mạnh. Sẽ giúp bạn tránh được việc cả ngày thèm ăn vặt. Điều đó sẽ rất tốt cho đường ruột của bạn và giúp bạn không bị tăng cân, thừa cân. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn luôn ăn sáng mỗi ngày.
8. Tắm rửa sạch sẽ – thói quen tốt cho sức khỏe
Cơ thể bạn cả ngày tiếp xúc với nhiều khói bụi, mồ hôi. Tắm rửa sạch sẽ giúp bạn loại bỏ các tế bào chết của da và giúp cơ thể bạn sảng khoái hơn. Tuy nhiên cần lưu ý là bạn không nên tắm quá lâu nhé.
9. Cắt ngắn móng tay
Móng tay dài chính là nơi lưu trú của vi khuẩn, vi trùng gây nhiều mầm bệnh. Khi bạn chạm vào mọi thứ thì các mầm gây bệnh sẽ ẩn nắp vào móng tay bạn và có thể sẽ di chuyển vào miệng. Nếu bạn cầm thức ăn nhất là những người hay có thói quen cắn móng tay thì khả năng bị nhiễm bệnh càng cao. Cắt móng tay gọn gàng là góp phần chăm sóc tốt sức khỏe bạn nha.
10. Không dùng chung đồ dùng cá nhân
Thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng,khan mặt hay dao cạo. Là rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì đây chính là cách để làm lây lan vi trùng, vi khuẩn gây bệnh từ người này sang người kia. Vì thế bạn không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với bất kỳ ai. Ngay cả với các thành viên trong gia đình.
11. Hạn chế các thức ăn nhiều đường
Cơ thể có lượng đường cao dễ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng. Làm hại cho da và đặc biệt là bệnh tiểu đường. Vì vậy hãy hạn chế tối đa thức ăn có nhiều đường bạn nhé.
12. Không lo lắng
Điều tốt nhất giúp cho chính mình là hãy thư giãn, tránh làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng. Căng thẳng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Như: mất ngủ, suy nhược cơ thể, tim mạch. Bất cứ khi nào bạn bị căng thẳng, lo lắng bạn hãy tập hít thở sâu và thư giãn cơ thể.
13. Quy định thời gian ngồi trước màn hình
Nên hạn chế tối đa thời gian ngồi trước màn hình (ti vi, máy tính và cả điện thoại…) để tránh những tác động tiêu cực tới mắt và sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nếu công việc của bạn buộc phải ngồi trước máy vi tính nhiều. Bạn hãy bảo vệ đôi mắt của mình bằng cách sử dụng kính bảo vệ và giữ khoảng cách ngồi với máy tính phù hợp. Ước chừng khoảng 30 phút hãy để mắt được thư giãn. Và một điều cần lưu ý, để có được giấc ngủ ngon bạn không nên nhìn vào bất cứ màn hình nào quá lâu trước khi đi ngủ.
14. Uống nhiều nước – Thói quen tốt cho sức khỏe

Tùy vào hoạt động và thể trạng của mỗi người mà bổ sung lượng nước phù hợp. Tốt nhất mỗi ngày bạn nên uống từ 1.6 – 2 lít nước. Uống đủ nước là rất cần thiết để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể và làm trẻ hóa các tế bào. Nếu bạn không cung cấp đủ nước, cơ thể bạn dễ bị mất nước. Do đó sẽ dẫn đến kiệt sức.
15. Nói không với đồ ăn vặt
Thức ăn nhanh rất giàu chất béo chuyển hóa, đường, muối và chất bảo quản nhân tạo. Thường xuyên dùng thức ăn nhanh khiến bạn dễ tăng cân và gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong thời gian dài như bệnh tiểu đường, cholesterol và các vấn đề về tim mạch. Do đó, bạn hãy chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân và các vấn đề về sức khỏe.
16. Ăn nhiều rau xanh – Thói Quen Tốt Cho Sức Khỏe

Rau quả cung cấp nhiều chất xơ, các nhóm vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau, giúp cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh. Vì vậy hãy tập thói quen ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn để cơ thể được khỏe mạnh nhé.
17. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, thậm chí chỉ hút một điếu thuốc mỗi ngày cũng có thể gây ra các cục máu đông. Do đó có thể gây ra mảng bám phát triển ở động mạch và các mạch máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Bên cạnh đó, bạn hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Rau mầm có lợi cho sức khỏe
18. Luôn dùng kem chống nắng
Hãy nhớ thói quen dùng kem chống nắng kể cả khi trời mát. Thói quen này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tắm biển để diện những bộ bikini. Tránh được những vấn đề rắc rối về da như ung thư da, bảo vệ làn da dưới tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra nó còn giúp bạn có được làn da tươi trẻ hơn theo thời gian.
19. Tình dục an toàn – Thói Quen Tốt Cho Sức Khỏe
Tình dục an toàn sẽ mang lại nhiều hứng thú, niềm vui thích trong cuộc sống và cũng giúp bạn khỏe mạnh, sống yêu đời hơn. Hãy sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.
20. Tôn trọng cơ thể và bản thân bạn
Học cách tôn trọng cơ thể của chúng ta. Chấp nhận tất cả các yếu điểm của cơ thể và học cách sống chung với nó. Nếu bạn muốn có sức khỏe tốt và hài lòng với cuộc sống bạn hãy yêu quý cơ thể mình và đối xử với nó tốt nhất có thể.
Có một sức khỏe tốt là tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc. Hãy kiên nhẫn tập luyện những thói quen hữu ích này đều đặn mỗi ngày bạn nhé!
Ngoài ra, để cải thiện và duy trì sức khỏe tốt. Thì việc chuẩn bị một kế hoạch để bảo vệ sức khỏe lâu dài, dự phòng cho những rủi ro trong tương lai là một điều rất cần thiết.