Cà gai leo là một loại dược quý trong y học và được nghiên cứu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy những tác dụng của cà gai leo là gì? Hãy cùng Khoedep.me tìm hiểu chi tiết các công dụng trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục
Tìm hiểu về cây cà gai leo
Cà gai leo (Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour) thuộc họ Cà (Solanaceae). Nó còn có tên gọi khác như: cà cườm, cà quánh, cà vạnh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù.
Thân cà gai leo có chiều dài trung bình 60 đến 100cm, chia nhiều cành. Lá cây mọc so le, thuôn dài hoặc có hình bầu dục, phiến lá nông. Mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới nhạt hơn, phủ đầy lông tơ màu trắng.
Cây cà gai leo ra hoa trong tháng 4 đến khoảng tháng 9 và có quả vào tháng 9 cho đến tháng 12. Hoa màu trắng, hơi ngả màu vàng, kích thước khoảng 7 – 9 mm. Quả cà gai leo mọng, hình cầu, cuống dài, khi chín chuyển màu đỏ, hạt màu vàng.
Hầu hết các bộ phận của cây cà gai leo như rễ, cành, lá, quả đều có thể được dùng để làm thuốc.

Thành phần hóa học trong cà gai leo có lợi cho sức khỏe
Rễ và lá của cây cà gai leo này mọc ở Việt Nam có chứa cholesterol, β-sitosterol, Dihysrolanosterol, Lanosterol. Ngoài ra, trong rễ còn có chứa 3β-hydroxy-5α-pregnan-16-on, rễ và lá có chứa Solasodenon.
Viện Dược liệu phân tích thành phần hóa học, nhận thấy có thành phẩn alkaloid, saponin, flavonoid, glycoalkaloid, axit amin và sterol, trong đó nhân glycoalkaloid có tỷ lệ nhiều hơn.
Vậy với những thành phần hóa học trên, tác dụng của cà gai leo là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo nhé!

Một số tác dụng của cà gai leo nổi bật đã được nghiên cứu, chứng minh
1. Tác dụng của cà gai leo có thể dùng trị viêm gan virus hiệu quả, nhất là viêm gan B
Hoạt chất trong cây cà gai leo, đặc biệt là glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, đặc biệt là bệnh viêm gan B. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm gan gây ra.
Được nghiên cứu và chứng minh trong luận án tiến sĩ Y học của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa năm 1999. Và một nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng cà gai leo đã cải thiện triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da sau 2 tháng. Đặc biệt, nồng độ virus trong máu giảm một cách rõ rệt sau 3 tháng.
2.Tác dụng của cà gai leo có thể dùng để ức chế sự phát triển của bệnh xơ gan
Khi tìm hiểu cà gai leo có tác dụng gì không thể nào không nhắc đến công dụng ức chế sự phát triển xơ gan của nó. Nhờ vào hoạt chất Glycoalcaloid trong cây cà gai leo, ngoài công dụng điều trị viêm gan virus nó còn góp phần làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm.
Nghiên cứu KH 1987 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương về “Tác dụng ức chế quá trình xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” đã công bố về tác dụng của cà gai leo có thể ngăn chặn xơ gan rõ rệt.
>>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc ăn khuya với sức khỏe
3.Tác dụng của cà gai leo có thể dùng để chống oxy hóa, ức chế 1 số dòng ung thư
Tác dụng của cà gai leo có thể chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt, có khả năng chống viêm, giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng các cộng sự về Cà gai leo đã công bố. Dịch chiết của cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa. Bên cạnh đó, dịch chiết dược liệu họ cà cũng được chứng minh là có tác dụng ức chế 1 số dòng tế bào ung thư do virus gây ra như: ung thư cổ tử cung, tế bào ung thư gan…

Các bài thuốc và tác dụng của cà gai leo dành cho mọi người tham khảo
1. Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan
- Nguyên liệu: 30g cà gai leo, cây chó đẻ (Diệp hạ châu) 10g, cây dừa cạn 10g.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày dùng 01 thang, rửa sạch, sao vàng rồi sắc với 500ml nước cho tới khi keo lại còn 250ml. Sau đó dùng để uống, lưu ý uống hết trong ngày không để qua ngày.
2. Bài thuốc chữa phong tê thấp, nhức mỏi cơ thể
- Nguyên liệu: Cà gai leo, thổ phục linh, kê huyết đằng, dây gấm, lá lốt, mỗi loại 10g.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, sao vàng. Sắc uống ngày 01 thang, dùng liên tục trong vòng 10 – 30 thang sẽ thấy hiệu quả.

3. Bài thuốc điều trị cảm cúm, bệnh ho gà, thấp khớp
- Nguyên liệu: Cà gai leo, mạch môn và thiên môn, mỗi loại 10g.
- Cách thực hiện: Sắc mỗi ngày 01 thang, chia thành 3 phần và uống hết trong ngày.
4. Bài thuốc giải rượu với cây cà gai leo
- Theo mẹo dân gian, Cà gai leo là thảo dược chữa ngộ độc rượu rất tốt. Để áp dụng bài thuốc này, các bạn chỉ cần chuẩn bị 100g cà gai leo khô.
- Cách thực hiện: Cho 100g Cà gai leo khô sắc cùng 400ml nước cho tới khi keo lại còn 150ml. Uống hết trong ngày, sử dụng khi còn ấm. Dùng cho đến khi tỉnh rượu.
5. Bài thuốc bổ gan, giải độc gan
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 35g rễ hoặc thân Cà gai leo
- Cách thực hiện: Sắc nguyên liệu trên cùng 1 lít nước cho tới khi keo loại còn 300ml, chia thành 3 phần, uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng sẽ giúp giải độc gan và hạ men gan vô cùng hiệu quả.
Kết luận:
Trên đây là những tác dụng của cà gai leo mà Khoedep.me muốn chia sẻ đến các bạn. Mọi người cùng tham khảo và ứng dụng vào trong cuộc sống một cách hiệu quả nhé!
>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh