Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?

tê bì chân tay là bệnh gì
5/5 - (1 bình chọn)

Tê bì chân tay là một triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, từ người già đến người trẻ. Vậy tê bì chân tay là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tê bì chân tay là gì? Mọi người hãy tham khảo ngay các thông tin mà Khoedep.me cập nhập, chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

te bi chan tay la benh gi - Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?
Hình 1: Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?

Mục lục

Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì chân tay là bệnh gì? Tê bì chân tay hiểu đơn giản là cảm giác tay hoặc chân bị tê do các dây thần kinh đang bị chèn ép. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều cảm thấy tê nhiều ở các ngón giữa và ngón trỏ.

Khi mắc bệnh lý tê bì chân tay, người bệnh thường có cảm giác ngón tay, ngón chân như bị kim đâm, châm chích hoặc như kiến bò. Thậm chí, còn có trường hợp bị mất cảm giác. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, việc vận động cũng gặp khó khăn hơn.

Tê bì chân tay thường có cảm giác tê ở cánh tay trước, sau đó lan dần xuống cổ tay, bàn tay và ngón tay. Bệnh tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng cần được điều trị sớm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc cầm nắm, đi đứng.

te bi chan tay la benh gi1 - Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?
Hình 2: Hiểu rõ về bệnh tê bì chân tay

Các triệu chứng nhận biết bệnh tê bì chân tay 

Không chỉ có triệu chứng tê tay, tê chân, cảm giác như kim đâm hay kiến bò mà người bệnh còn gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Đau mỏi vai gáy, có thể lan xuống cả nửa người.
  • Tay chân bị mất cảm giác, nhất là về đêm.
  • Tê cánh tay sau đó lan dần xuống ngón tay. 
  • Có cảm giác châm chích, nóng bỏng ở tứ chi.
  • Chuột rút ở tay, chân.

Khi có những triệu chứng này, mọi người nên nghĩ ngay đến việc mình có thể bị tê bì chân tay và cần đi khám ngay.

te bi chan tay la benh gi2 - Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?
Hình 3: Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tê bì chân tay

Nguyên nhân gây tê bì chân tay

  • Tê bì chân tay sinh lý, do giữ cố định một tư thế trong thời gian quá lâu khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép.
  • Bị tê bì chân tay khi mang bầu ở những tháng cuối thai kỳ, lúc này thai nhi phát triển mạnh tạo áp lực, chèn ép lên mạch máu và các dây thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng tê bì.
  • Do thời tiết thay đổi, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Do tác dụng phụ của thuốc, do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và do lứa vận động.
  • Do đang mặc phải một số bệnh lý khác như tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thiếu máu não, đa xơ cứng, viêm đa rễ thần kinh,…
te bi chan tay la benh gi3 - Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?
Hình 4: Nguyên nhân gây ra bệnh tê bì chân tay

Cách khắc phục và phòng tránh bệnh tê bì chân tay

1. Cách xử lý và điều trị

Tùy theo tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa, sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol, các vitamin nhóm B thông qua đường uống hoặc đường tiêm,…

Bên cạnh đó, dựa vào căn nguyên gây ra bệnh mà bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị kết hợp:

  • Đái tháo đường: Thực hiện điều trị kiểm soát đường huyết tốt.
  • Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Thực hiện điều trị kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn.
  • Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin.
  • Thoái hóa cột sống: Thực hiện điều trị thoái hóa.
  • Viêm khớp: Điều trị viêm khớp.
  • Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc.

2.Biện pháp phục hồi

Bệnh tê chân tay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm trạng. Không chỉ thăm khám, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn, mọi người cũng có thể thực hiện một số bài tập để giúp việc máu lưu thông, tăng cường sức khỏe diễn ra được tốt nhất…như tập luyện yoga, đi bộ,…

te bi chan tay la benh gi4 - Giải đáp: Tê bì chân tay là bệnh gì?
Hình 5: Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay

3. Biện pháp phòng tránh

  • Xây dựng những thói quen sinh hoạt, ăn uống cùng chế độ tập luyện khoa học, lành mạnh.
  • Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng, vi chất tốt cho cơ thể, hệ thần kinh, hệ xương khớp, máu như vitamin D, canxi, vitamin K…
  • Có kế hoạch tập luyện, vận động hàng ngày phù hợp với thể trạng để xương khớp chắc khỏe, máu huyết được lưu thông ổn định…
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi lâu 1 vị trí, có thể đi lại khoảng 5-10 phút sau khi làm việc liên tục trong 1 – 2 giờ. Bên cạnh đó, cũng cần tránh làm việc trong nhiều giờ liên tục, giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng quá nhiều vì công việc.
  • Các thực phẩm, đồ uống, chất kích thích như rượu bia, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, thuốc lá,… cần được hạn chế tối đa.
  • Luôn giữ cân nặng ở mức cân bằng, tránh việc tăng cân quá mức có thể tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… chèn ép lên rễ thần kinh gây tê tay chân.

Kết luận

Với những thông tin giải đáp tê bì chân tay là bệnh gì từ Khoedep.me, chúng tôi mong rằng sẽ hữu ích với mọi người. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe về xương khớp, tim mạch,… Mọi người hãy tìm đọc trong các bài viết khác nhé!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Facebook Messenger Chat Zalo