Thiếu Ánh Nắng Có Gây Hại Cho Sức Khỏe?

Vitamin D được lấy từ đâu?
Rate this post

Hiện nay, thiếu ánh nắng chính là thiếu vitamin D đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Tỷ lệ này tăng lên cùng với tuổi tác và lối sống ít vận động ở dân văn phòng. Do những hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do làm việc trong phòng kín.

Không chỉ là một loại vitamin thông thường, vitamin D còn đóng rất vai trò quan trọng. Nó là yếu tố thiết yếu trong việc thúc đẩy và duy trì sức khỏe của xương và cơ thể.

Thieu Anh Nang Co Gay Hai Cho Suc Khoe - Thiếu Ánh Nắng Có Gây Hại Cho Sức Khỏe?
Hình 1: Thiếu Ánh Nắng Có Gây Hại Cho Sức Khỏe?

Mục lục

Điều gì xảy ra khi cơ thể thiếu ánh nắng mặt trời?

Vitamin DCanxi rất cần thiết cho sự phát triển của xương và sự hoạt động của cơ thể. Canxi được hấp thụ vào cơ thể nhờ sự hỗ trợ của vitamin D. Nếu bị thiếu vitamin này cơ thể bạn sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi. Điều này khiến hệ xương khớp sẽ yếu dần đi.

Thông thường, những người thiếu canxi bị mắc nhiều bệnh. Gồm: còi xương, loãng xương, đau xương, suy nhược cơ, … Chính vì thế, cơ thể bằng cách tắm nắng kết hợp chế độ ăn uống khoa học. Vitamin D giúp hấp thụ canxiphosphates rất tốt nên có thể giải quyết các vấn đề về xương. Tuy nhiên, nếu thiếu hụt cơ thể bạn sẽ dẫn đến sự biến dạng của xương. Phòng tránh một số bệnh có liên quan đến xương, khớp bằng việc tắm nắng thường xuyên. Đồng thời giúp bổ sung và cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết. Điều này sẽ làm cho các tế bào ung thư trực tràng và đại tràng phát triển. Lượng vitamin D quyết định sự phát triển và tồn tại của tế bào ung thư. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D cần thiết cho cơ thể.

1. Làm tăng stress:

Công việc buộc chúng ta vào bàn làm việc, vào máy tính và ngay cả khi nghỉ ngơi. Chúng ta lại thường ngồi trước màn hình tivi hay chơi điện thoại hơn là vận động ngoài trời. Nếu bạn căng thẳng trong công việc thì ngồi một chỗ sẽ khiến bạn bị stress hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc tận hưởng ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạn. Đồng thời giúp bạn lấy lại nụ cười và sự sảng khoái.

2. Các vấn đề về da khi thiếu ánh nắng

Hệ thống miễn dịch yếu bạn có thể mắc bệnh vẩy nến. Trong khi đó, vitamin D có thể thay đổi điều này theo hướng tích cực. Bổ sung vitamin D lành mạnh sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho làn da của bạn.

3. Suy giảm nhận thức:

Các nghiên cứu chứng minh rối loạn nhận thức, mất trí nằm trong các bệnh do thiếu vitamin D.

4. Bệnh béo phì khi thiếu ánh nắng

Yếu cơ và đau xương gây khó khăn cho các vận động và đốt cháy calo của bạn. Bổ sung vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời và các bữa ăn lành mạnh để vừa đảm bảo canxi vừa có cơ thể cân đối.

Một số lưu ý nên biết khi thiếu ánh nắng

Theo khuyến cáo của chuyên da, thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở nước ta khoảng 9-10h sáng hoặc từ 3-4h chiều. Hầu hết mọi người có thể tổng hợp đủ vitamin D khi ra nắng hàng ngày trong khoảng thời gian nêu trên 10-15 phút với bàn tay, cẳng tay. Hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Cách này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1.000 IU/ngày cho trẻ từ 1-18 tuổi và 800-1.000 IU/ngày cho người lớn.

anh nang - Thiếu Ánh Nắng Có Gây Hại Cho Sức Khỏe?
Hình 2: Một số lưu ý nên biết khi thiếu ánh nắng

Những quan niệm sai lầm

Nhiều người cho rằng chỉ cần trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh mới cần tắm nắng nhưng thực tế không phải vậy. Thiếu vitamin D ở trẻ em có thể dẫn tới bệnh còi xương, ở người lớn thì gây loãng xương, nhuyễn xương. Gần đây, các nghiên cứu còn cho biết, thiếu vitamin D có thể là nguy cơ gây ra nhiều bệnh ngoài hệ thống xương như: ung thư, đái tháo đường… Trên thực tế ai cũng có thể thiếu vitamin D, nhất là người lớn tuổi, nguyên nhân do da kém hiệu quả trong việc sản sinh vitamin D, đồng thời lại không thường xuyên có mặt ở ngoài trời.

Một số nghiên cứu cho thấy, những người trên 50 tuổi tình trạng thiếu vitamin D có nguy cơ gia tăng và nguy cơ này càng tăng lên theo tuổi tác. Vitamin D cũng cần được kích hoạt trong thận trước khi được sử dụng ở cơ thể và chức năng này cũng giảm dần theo tuổi tác. Khi về già chúng ta mất một số khả năng để tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời chẳng hạn phải mất đến 30 phút tiếp xúc với ánh nắng, ít nhất hai lần một tuần mới có một lượng vừa đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Khi đó, thông thường chúng ta chỉ nhận được một lượng nhỏ vitamin D từ chế độ ăn uống, còn phần lớn vitamin D được hấp thụ vào cơ thể bằng cách da của chúng ta tiếp xúc với ánh nắng. Như vậy, việc tắm nắng không chỉ cần thiết ở trẻ nhỏ mà cần thiết với mọi lứa tuổi và đặc biệt là những người cao tuổi.

Vitamin D được lấy từ đâu?

anh nang1 - Thiếu Ánh Nắng Có Gây Hại Cho Sức Khỏe?
Hình 3: Vitamin D được lấy từ đâu?

Vitamin D được cung cấp cho cơ thể con người bằng hai nguồn: một là từ ánh nắng mặt trời (nội sinh) và từ chế độ ăn (ngoại sinh).

Tia UV của mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D, chất dinh dưỡng rất quan trọng. Đối với xương, tế bào máu và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó còn giúp bạn hấp thụ và sử dụng một số khoáng chất như canxiphốt pho. Nếu trẻ em thiếu vitamin D có thể bị còi xương.

  • Ánh nắng mặt trời: Là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho mọi lứa tuổi. Tắm nắng toàn bộ cơ thể từ 10-15 phút giữa ngày vào mùa hè. Tắm nắng vùng mặt, tay và bàn tay từ 5-15 phút, 4-6 lần mỗi tuần cũng cũng có hiệu quả sinh vitamin D cho cơ thể.
  • Chế độ ăn: Không như canxi, vitamin D chỉ có trong một vài loại thức ăn như cá hồi biển Bắc, cá thu, cá trích và một số loại cá béo khác. Ngoài ra, vitamin D cũng có trong trứng, gan và các loại sữa ít béo. Như vậy, để có đủ lượng vitamin D cho cơ thể không chỉ dựa vào thức ăn đơn thuần mà còn phải bổ sung bằng việc tắm nắng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Đặc biệt, cần tầm soát tình trạng thiếu vitamin D ở những đối tượng có nguy cơ cao. Như: người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, người có màu da sậm, béo phì. Chỉ cần đo nồng độ vitamin D trong máu, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thiếu hụt và có kế hoạch bổ sung vitamin D một cách hiệu quả. Từ đó có thể giúp phòng tránh các bệnh lý liên quan đến thiếu vitamin D.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách Thu Nhỏ Lỗ Chân Lông

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Facebook Messenger Chat Zalo