Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhiều người nghĩ đơn giản là nạp đủ nước vào người là xong. Điều này hoàn toàn sai lầm, uống nước cũng phải khoa học thì mới có hiệu quả. Chính tâm lý chủ quan và không tìm hiểu kỷ đã dẫn tới các thói quen uống nước gây hại cho sức khỏe, chúng ta cùng điểm danh các thói quen này để tránh nhé.

Mục lục
Những thói quen uống nước gây hại cho sức khỏe
1. Uống nước không hợp vệ sinh
Nhiều khi chúng ta quá chủ quan với sức khỏe của mình mà dễ dãi trong việc uống nước. Chỉ cần nước đun sôi và không quan tâm tới nguồn gốc nước mình đang uống. Điều này cực kì tai hại, các chất độc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại, dần tàn phá các cơ quan trong cơ thể. Chính vì thế nước sôi thôi chưa đủ, nước phải được lọc kĩ qua nhiều công đoạn và khử trùng trước khi uống vào cơ thể.
>> Có thể bạn quan tâm: chế độ ăn uống khoa học
2. Uống quá nhiều hoặc quá ít nước – thói quen uống nước
Một số bác sĩ cũng chỉ ra một phép tính đơn giản là cứ mỗi kg cân nặng thì cần 40ml nước. Như vậy với công thức trên, một người 50kg thì lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,6 – 2 lít. Có thể không thấy khát nhưng chúng ta vẫn cần phải tìm cách nạp đủ lượng nước này.
Khi thiếu nước khiến da nhanh lão hóa, hệ bài tiết hoạt động cũng kém hơn. Nếu uống quá nhiều nước khiến cho bàng quang và thận làm việc quá sức gây tiểu nhiều, tiểu liên tục, không thể tập trung.
3. Uống nước không điều độ
Đa số chúng ta chỉ uống nước khi đã cực kỳ khát mà không hề biết rằng. Lúc đó cơ thể bạn đã bị mất đi một lượng nước đáng kể phục vụ cho các hoạt động trao đổi chất hô hấp và tuần hoàn máu. Hãy luôn duy trì thói quen uống nước thật điều độ uống khi nào có thể, không để khát mới uống.
4. Bổ sung nước ào ạt trong một lần uống
Đây là tình trạng phổ biến vào ngày hè khi chúng ta chơi thể thao. Uống nước ào ạt một lúc có thể cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn lên, khó thở, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.
Trường hợp nặng như nhiễm độc nước đột ngột có thể gây hạ natri trong máu và hệ quả là đau đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê.
Vậy nên, khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ không uống liên tục một lúc quá nhiều. Hiệp hội Y khoa quốc tế khuyến cáo chúng ta không nên uống quá 900ml nước mỗi giờ.
5. Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Khi ngủ các cơ quan vẫn hoạt động bình thường và nước không thể vắng mặt trong các quá trình đó. Không có nước khiến cho hệ tuần hoàn, hô hấp gặp vấn đề, giấc ngủ sẽ không trọn vẹn.
Do đó, chỉ cần một lượng nước vừa đủ trước khi đi ngủ để duy trì trạng thái ổn định của các cơ quan và bảo vệ sức khỏe của mình trọn vẹn nhất có thể.
6. Bạn chọn nước ngọt, nước có gas thay nước lọc

Nếu dùng nước có gas để thay thế hoàn toàn nước lọc sẽ tạo điều kiện cho các hóa chất gây như đường hóa học, chất bảo quản, hương liệu tổng hợp gây hại cho sức khỏe răng miệng, đường ruột, tim mạch, da liễu. Bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ nước có gas để giải khát mà không nên lạm dụng.
7. Không uống nước sau khi ngủ dậy
Sau một giấc ngủ dài, lượng chất thải được đào thải rất lớn tích tụ lại cần được rửa sạch. Các tế bào đang trong tình trạng hạn hán nếu không bổ sung nước thì cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi.
Vì thế, bạn cần uống ngay một cốc nước khi ngủ dậy là việc đầu tiên bạn nên làm trước khi bắt đầu bất cứ việc gì.
8. Uống nước khi vừa mới đun sôi – thói quen uống nước không tốt
Nước vừa đun sôi uống vào cơ thể sẽ gia tăng nguy cơ bị ung thư. Do nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp giữa chất Clo để khử trùng nước với các chất hữu có sẵn trong nước tạo thành hợp chất thúc đẩy hình thành các tế bào ung thư như: Halogen, Chloroform.
Ngoài ra, khi nước quá nóng còn có thể gây bỏng cho miệng và họng của bạn, hủy hoại chức năng của các cơ quan này với tốc độ nhanh và nguy hiểm nhất.
9. Nước đun lại nhiều lần – thói quen uống nước
Trong nước có chứa một số loại kim loại nặng như: Chì, Cadimiun… Khi đun lại nhiều lần với nhiệt độ cao nước bốc hơi làm cho các kim loại này có khả năng kết tủa.
Uống nước đun lại nhiều lần đồng nghĩa với việc đưa trực tiếp các kim loại này vào cơ thể khiến khả năng vận chuyển máu bị gián đoạn, hô hấp khó khăn, tim đập nhanh hơn và có thể đe dọa đến mạng sống của chính bạn.
10. Uống nước trong khi ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc vừa ăn vừa uống nước có ảnh hưởng không tốt tới quá trình tiêu hóa. Tạo cơ hội cho tích tụ mỡ trong cơ thể tăng cao. Cho dù là bất cứ loại nước nào được uống trong khi ăn cũng làm cho kích thước dạ dày tăng lên, việc tiêu hóa đồ ăn sẽ bị gián đoạn hay chậm lại. Từ đó, hàm lượng insulin bị dao động mạnh, tạo điều kiện cho mỡ tích tụ nhiều hơn trong cơ thể. Bên cạnh đó nó còn làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng.
11. Uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục

Khi hoạt động mạnh, sẽ làm chúng ta cảm thấy khát. Nhưng khi vừa vận động xong mà uống nước ngay sẽ làm giảm nồng độ của muối ở trong máu. Hơn nữa, còn đẩy nhanh tốc độ tiết mồ hôi dẫn đến mang đi rất nhiều muối. Do vậy, nồng độ muối trong máu sẽ giảm xuống. Như chúng ta biến chỗ đất cao thành chỗ đất thấp, nước không thể nhanh chóng chảy xuống chỗ thấp. Chất dinh dưỡng cũng không thể vận chuyển nhanh chóng đến các tôt chức dịch. Như vậy tế bào không lấy được đầy đủ chất dinh dưỡng, có khả năng xuất hiện tình trạng mặt tái xanh, tim đập nhanh, thở gấp…
Mong rằng bạn tránh được các thói quen uống nước tai hại trên để phát huy tối đa công dụng của nước trong việc bảo vệ sức khỏe và nhan sắc. Cân nhắc kỷ hơn việc uống đủ liều lượng và đúng cách.