Hiện tượng tim đập nhanh có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Đâu là cách khắc phục hiệu quả và triệt để? Hãy cùng các chuyên gia sức khỏe Khoedep.me tìm hiểu chi tiết qua các thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

Mục lục
Tim đập nhanh
Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi sẽ có nhịp tim chuẩn là 60 – 100 nhịp/phút, nếu nhịp tim trên 100 nhịp là tình trạng nhịp tim nhanh.
Tim có thể đập nhanh lên 110, 120 thậm chí là 150 nhịp/phút khi cơ thể xúc động mạnh, tập thể dục quá sức hay căng thẳng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc trên nền các bệnh khác, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm cần chứ ý và điều trị. Vậy khi gặp tình trạng tim đập nhanh phải làm sao? Theo dõi các thông tin trong phần tư vấn bên dưới nhé!

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng tim đập nhanh
Một số triệu chứng phổ biến, dễ dàng nhận biết chứng tim đập nhanh là:
- Khó thở
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Nhịp thở bất thường
- Đau ngực
- Đầu óc quay cuồng
- Ngất xỉu
Một số người mắc chứng tim đập nhanh không có những triệu chứng trên và chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra chứng tim đập nhanh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tim đập nhanh như:
- Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ.
- Van tim hoạt động không đúng chức năng.
- Lưu thông máu gặp sự cố.
- Viêm màng ngoài tim.
- Viêm cơ tim.
- Mắc bệnh tim vành.
- Bộ phận tạo nhịp của trái tim làm việc kém.
- Không đủ lượng oxy để cung cấp cho cơ tim.
- Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp.
- Mắc bệnh rối loạn máu.
- Khuyết tật buồng tim trên.
- Từng mắc bệnh tim 01 hoặc nhiều lần.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu dinh dưỡng hoặc ăn quá nhiều muối.
- Mất cân bằng điện giải.
- Mắc bệnh về phổi.
Trường hợp tim đập nhanh tạm thời có thể là do các nguyên nhân:
- Thiếu hụt vitamin.
- Thiếu máu.
- Do phản ứng của một số thuốc chữa bệnh.
- Dùng thuốc chữa bệnh và thuốc bổ quá liều.
- Quá căng thẳng, lo lắng.
- Nhiễm trùng, sốt cao.
- Ăn quá no, sử dụng quá nhiều các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá…
- Vận động quá sức.

Những rủi ro tiềm ẩn khi tim đập nhanh bất thường
Tim đập nhanh không chỉ là dấu hiệu cảnh bảo về một bệnh ký nguy hiểm như bệnh phổi, các bệnh lý về tim, các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, mang thai,… Nó còn mang lại một số biến chứng nguy hiểm như:
- Ngất xỉu do tim đập nhanh kéo dài có thể khiến cho huyết áp tụt đột ngột.
- Ngừng tim, biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
- Đột quỵ, thường liên quan đến các trường hợp tim đập nhanh do các bệnh tim mạch gây ra. Khi xuất hiện cơn rung nhĩ, sẽ hình thành lên các cục máu đông di chuyển tới mạch máu não gây ra tình trạng tắc mạch.
- Suy tim: Các rối loạn nhịp tim như rung thất, rung nhĩ, nhanh thất kéo dài gây suy giảm chức năng tim. Đặc biệt, người bệnh rung nhĩ rất dễ bị suy tim nếu như điều trị không kịp thời.

Cách khắc phục tình trạng tim đập nhanh, hiệu quả
Xây dựng một chế độ sống lành mạnh và khoa học
- Hạn chế hoặc không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá…
- Ngủ đủ giấc và nên đi ngủ sớm, tránh thức khuya quá 11 giờ và không nên ngủ trưa sau 14 giờ chiều.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh tình trạng lo âu, suy nghĩ kéo dài.
- Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, lành mạnh. Nên ăn đúng giờ, tăng cường rau củ quả tươi, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây tăng nhịp tim như đồ muối chua, nước uống có gas.
- Uống đủ nước theo khuyến cáo là 6 – 8 ly mỗi ngày., tương đương 1.5-2 lít nước.
- Vận động nhẹ nhàng với các bộ môn như đi bộ, ngồi thiền, yoga khoảng 30 phút mỗi ngày.

Thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị
Để xử trí tình trạng nhịp tim nhanh đúng cách và hiệu quả, các bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi có dấu hiệu như mệt mỏi, hồi hộp, tim đập mạnh đánh trống ngực, đau ngực,… Các bạn nên đi khám để được làm các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng giúp xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Các chẩn đoán như:
- Điện tâm đồ: Phương pháp chủ yếu giúp phát hiện nhịp tim của người bệnh đều hoặc không đều, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nhịp, gồm điện tâm đồ nghỉ tĩnh hoặc thực hiện điện tâm đồ gắng sức.
- Holter điện tâm đồ: Thiết bị theo dõi nhịp tim trong vòng 24 – 72 giờ được đeo trên người, giúp phát hiện các cơn nhịp tim nhanh.
- Siêu âm tim: Cung cấp chi tiết về hình ảnh học và cả chức năng co bóp của tim, hình ảnh van tim và các tổ chức liên quan khác.
Ngoài ra, có những xét nghiệm, chẩn đoán sẽ được chỉ định bổ sung từ bác sĩ tùy vào tình trạng của bệnh nhân.
Kết luận:
Trên đây là các thông tin liên quan đến triệu chứng tim đập nhanh mà Khoedep.me muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nhận biết được tình trạng của bệnh, biết cách ngăn ngừa và khắc phục hiệu quả.
>>>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng khó thở hụt hơi tim đập nhanh